6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
2.2.3 Mục tiêu 3 và 4: Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Sử dụng phương pháp so sánh để lý luận tìm ra nguyên nhân
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mục tiêu 3 và đề ra biện pháp khắc phục để thực hiện mục tiêu 4.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
0 1 y y y Trong đó:
oy0 là chỉ tiêu năm trước oy1 là chỉ tiêu năm sau
oy là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm trước với số liệu năm tính của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
% 100 0 0 1 y y y y Trong đó:
oy0 là chỉ tiêu năm trước oy1 là chỉ tiêu năm sau
oy là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu qua các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh theo chiều dọc: là phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo thời gian nhằm thấy được sự biến động tăng giảm giữa năm nay với năm khác. Từ đó tìm ra nguyên nhân của sự biến động.
2.2.3.2 Phương phápthay thếliên hoàn
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để lý luận tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để hỗ trợ tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong mục tiêu 3.
+ Định nghĩa: phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Cách thực hiện: quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:
- Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với với kỳ gốc
Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là: QQ1Q0
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định (nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau).
Giả sử có 3nhân tố a, b,c có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng, tuần tự đến nhân tố c phản ánh về chất.
Kỳ phân tích: Q1= a1 × b1 × c1 Kỳ gốc: Q0= a0 × b0× c0
-Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2
Thế lần 1: a1 × b0× c0 Thế lần 2: a1 × b1× c0 Thế lần 3: a1 × b1× c1
-Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi. Các lần thay thế hình thành mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích Q.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a = a1× b0× c0- a0× b0× c0 Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b = a1× b1× c0- a1× b0× c0 Ảnh hưởng bởi nhân tố c: c = a1× b1× c1- a1× b1× c0 Tổng hợp nhân tố: a + b + c = a1× b1× c1- a0× b0× c0
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt: VAB
Địa chỉ: 119 - 121 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM
Số điện thoại: (84-8) 38 292 497 Fax: (84-8) 38 230 336
Email:vietabank@vietabank.com.vn SWIFT BIC : VNACVNVX. Website:www.vietabank.com.vnTELEX : 811554.VietABank.VT. Logo:
Giấy phép hoạt động: Số 440/2003/QĐ do Thống đốc NHNN cấp ngày 09/05/2003.
Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103001665 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 19/06/2003.
Ngân hàng TMCP Việt Á được thánh lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm tên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam là Công ty tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông Thôn Đà Nẵng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Huyđộng vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triểncủa các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn liên doanh theo luật định;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế;
- Nhận ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ từ cá nhân, tổ chức nước ngoài; - Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ; - Bảo lãnh các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ;
- Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; - Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
- Cungứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.
Là một ngân hàng trẻ vững mạnh từ những lợi thế về vàng, ngân hàng TMCP Việt Á luôn phát huy thế mạnh và tạo ra những giá trị riêng cho khách hàng. Với uy tín thương hiệu “Ngân hàng vàng của bạn”, VietAbank đã tìm được chỗ đứng của mình bằng những dịch vụ tối ưu nhất. Bằng chứng là Ngày 03/03/2012, Ngân hàng TMCP Việt Á vinh dự được trao tặng giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam” do Cục xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương, Ban biên tập và độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn và trao tặng tại Nhà hát lớn Hà Nội . Đây là lần thứ 6 VietABank nhận giải thưởng cao quý này, khẳng định một quá trình phát triển không ngừng của Ngân hàng .
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHINHÁNH CẦN THƠ NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ (VAB Cần Thơ) được thành lập theo quyết định số 122/NHNN-CNH ngày 27/10/2004 và chính thức hoạt động vào ngày 12/01/2005 tại địa chỉ số95 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TPCần Thơ. Ngày 17/12/2008, Ngân hàng thay đổi địa chỉ kinh doanh và hoạt động cho đến nay tại: Số 4 Phan Văn Trị, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
VAB Cần Thơ hoạt động với nhiều chức năng cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nhận thức tầm quan trọng của mạng lưới giao dịch, VAB Cần Thơ đã chủ động khảo sát, tìm kiếm địa điểm để phát triển các phòng giao dịch trên địa bàn TP Cần Thơ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung cho chi nhánh Cần Thơ. Qua 7 năm hoạt động, VAB Cần Thơ đã thành lập 7 phòng giao
dịch trên địa bàn TP Cần Thơ, cụ thể như sau: Phòng giao dịch An Nghiệp, Phòng giao dịch Bình Thủy, Phòng giao dịch Phú An, Phòng gi ao dịch Thốt Nốt, Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Cái Răng và Phòng Giao dịch Thới Long.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng là một tập thể lớn, bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng, đại diện cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Có thể nói việc tổ chức nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của Ngân hàng. Tuyển chọn, đề cử cán bộ có năng lực, đúng người đúng việc và xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trìnhđộ cao là một trong những việc được quan tâm hàng đầu tại Ngân hàng vì mục tiêu phát triển bền vững. Cơ cấu tổ chức của VAB Cần Thơ thể hiện như sau:
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ
(Nguồn: Phòng hành chính –quản trị Ngânhàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ)
3.2.3 Chức năng các phòng ban
- Ban Giám Đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, ký duyệt hợp đồng tín dụng trong thời hạn ủy quyền của Hội đồng quản trị. Hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nghĩa vụ, phạm vi hợp đồng cấp trên giao. Phải thường xuyên theo dõi hợp đồng tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. có quyền quyết định các việc tổ chức, miễn nhiệm hoặc khen thưởng cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
Phòng kế toán & ngân quỹ Phòng QHKH cá nhân Phòng Hành chính quản trị Phòng QHKH doanh nghiệp Tổkiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch Ban Giám Đốc
- Phòng hành chính–quản trị: Sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng cơ chế làm việc, mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ Bảo hiểm theo quy định vàchăm lo đời sống nhân viên.
- Phòng QHKH cá nhân – Phòng QHKH doanh nghiệp: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Ban Giám Đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh. Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng cấp trên.
- Phòng kế toán - ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liênquan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ vay theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ kế toán, thực hiện các khoản giao nộp Ngân sách Nhà nước, lập bảng cân đối nguồn vốn và các báo cáo theo quy định.
Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường.
- Tổ kiểm soát nội bộ: Trực thuộc Hội sở có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở việc thực hiện đúng theo những quy định về nghiệp vụ trong hoạt động của Ngân hàng, là nơi thực hiện kiểm tra chứng từ sổ sách của tất cả các nghiệp vụ phát sinh.
3.2.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VietABank Cần Thơqua 3 năm 2009 –2011 qua 3 năm 2009 –2011
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại cũng là tối đa hóa lợi nhuận. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế Thế Giới cũng như trong nước có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó làmảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động tiền tệ của các ngân hàng khi nguồn vốn sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vốn vay ngân hàng .
Bảng 1:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETA BANK CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2009 –2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
I. Thu nhập 140.675 178.661 308.756 37.986 27,0 130.095 72,8
1. Thu nhập từ lãi 136.721 170.497 299.405 33.776 24,7 128.908 75,6
Từ lãi cho vay 136.294 169.070 213.745 32.776 24,0 44.675 26,4
Từ lãi tiền gửi 427 1.427 85.660 1.000 234,2 84.233 5.902,8
2. Thu nhập ngoài lãi 3.954 8.164 9.351 4.210 106,5 1.187 14,5
II Chi phí 121.647 157.370 318.479 35.723 29,4 161.109 102,4
1. Chi phí từ lãi 74.143 97.880 235.286 23.737 32,0 137.406 140,4
Từ lãi tiền gửi 34.060 49.092 62.487 15.032 44,1 13.395 27,3
Từ lãi tiền vay 40.083 48.788 172.799 8.705 21,7 124.011 254,2
2. Chi phí ngoài lãi 47.504 59.490 83.193 11.986 25,2 23.703 39,8
Trong đó: Dự phòng rủi ro 4.526 2.952 4.320 (1.574) (34,8) 1.368 46,3
III Lợi nhuận 19.028 21.291 (9.723) 2.263 11,9 (31.014) (145,7)
Khi xét riêng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ, ta có thể thấy rõ sự tác động của nền kinh tế đối với hoạt động ngân hàng. Lợi nhuận của VAB Cần thơ tăn g trưởng khá tốt vào năm 2010 tăng trưởng đạt gần 12% so với năm 2009. Lợi nhuận hoạt động dươngtrong 2009 và 2010 đạt được ở mức khá cao 19.028 triệu đồng và 21.291 triệu đồng. Chi phí trong năm 2010 chỉ tăng trưởng hơn thu nhập khoảng 2%,trong khi đó năm 2011 chi phí tăng gấp đôi năm 2010 mà thu nhập chỉ tăng gần 73%. Mặc dù thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm nhưng chi phí cũng tăng với một mức độ không kém thậm chí vượt xa tốc độ tăng trưởng của thu nhập dẫn đến lợi nhuận âm vào năm 2011, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giảm 145,7% so với năm 2010.
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể thấy thu nhập và chi phí của ngân hàng trong năm 2011 chủ yếu tăng liên quan đến lãi suất. Thu nhập lãi suất tăng 75,6% so với năm 2010 nhưng chi phí lãi suất lại tăng với một con số đáng nể hơn là 136,4%. Năm 2011 là năm thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động và khó khăn hơn những năm trước vì tỷ lệ lạm phát quá cao, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn khi Ngân hàng Nhà Nước áp trần lãi suất 14%, từ đó tình hình huy động vượt trần lãi suất càng gây áp lực lên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng . Lãi suất vốn huy động cao dẫn đến chi phí lãi phải trả cho vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên càng cao hơn. Nguồn vốn huy động giảm hơn so với năm 2010 và năm 2009, nên Ngân hàng phải sử dụng nhiều hơn nguồn vốn có chi phí cao để cho vay, dẫn đến chi phí lãi năm 2011 tăng đột biến. Về phần thu nhập, VAB Cần Thơ ghi nhận mức tăng tương đối khả quan, năm 2010 tăng 24,7% so với năm 2009, năm 2011 tăng 75,6% so với năm 2010. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng thu nhập là do lãi suất cho vay trong 3 năm trở lại đây không ngừng tăng dưới sức ép của lạm phát và suy giảm kinh tế.
Nhìn chung để kết luận một ngân hàng hoạt động hiệu quả hay không thì phải xem xét nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của VAB Cần Thơ đã phần nào thể hiện sự yếu kém của Ngân hàng trước biến động phức tạp trên thị trường và trước các đối thủ cạnh tranh khác trên cùng địa bàn.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
4.1.1Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Việt Á Cần Thơ
Vốn là điều kiện đầu tiên và tiên quyết để một doanh nghiệp ra đời và hoạt