Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa nhà trường 1 Vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 38 - 40)

1.4.1. Vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT

Theo Phạm Minh Hạc, điểm chốt lại về phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ XXI cần tập trung vào xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. "Tất cả là ở dòng chảy văn hoá - con người - nguồn nhân lực - yếu tố quyết định nội lực của dân tộc và từng con người, do giáo dục (bao gồm cả đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng) tạo ra" [13;tr.157].

Vấn đề con người và nguồn nhân lực thế kỷ XXI phải được tiếp tục bắt nguồn từ sự sống, từ chính sách vĩ mô của các quốc gia, từ việc xác định thể chế chính trị của mỗi nước, từ việc liên kết các quốc gia bảo vệ môi trường. Xây dựng con người của thế kỷ XXI phải được bắt đầu từ mái trường thân yêu. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng mái trường thân yêu để đào tạo ra những con người văn minh.

Cũng theo nhà khoa học giáo dục Phạm Minh Hạc đi từ góc độ nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học đến với giá trị học trong thời điểm nhấn mạnh đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại và cũng là lúc trong xã hội "thang giá trị, định hướng giá trị có những biến

động mạnh, những thay đổi lớn, thậm chí có chỗ đảo lộn, gây nhiều bức xúc, băn khoăn, lo lắng có khi đến cay đắng, đau lòng từ trong nhà ra ngoài ngõ, người người, nhà nhà quan tâm đến giáo dục, nhất là giáo dục, đạo đức nhân cách" [14;tr.5].

Nghiên cứu sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam trong mối liên hệ với nhu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, các tác giả Nguyễn Chí Mỹ và Nguyễn Thế Kiệt (1998) cung cấp kết quả từ điều tra xã hội học cho thấy một số biểu hiện chung của sự biến động giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay là:

- Từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị - xã hội chuyển sang cực các giá trị kinh tế, vật chất; từ chỗ lấy con người xã hội tập thể làm mẫu mực chuyển sang chỗ quá nặng nề về con người cá nhân, thậm chí cá nhân chủ nghĩa.

- Từ chỗ quan hệ nhân cách bao gồm cả đức và tài là gốc chuyển sang coi nhẹ đạo đức.

- Từ chỗ sống vì lý tưởng đến chỗ quá thực dụng, sùng bái đồng tiền, sống xa hoa, lãng phí.

- Nhiều giá trị truyền thống bị coi thường, một số thuần phong, mỹ tục bị xâm phạm.

Như vậy, có sự xung đột giá trị về đạo đức do tác động của kinh tế thị trường, theo đó, các mối quan hệ cũ như ranh giới người thầy - trò được đánh giá bằng cả những hệ quy chiếu khác bên cạnh cách hiểu truyền thống. Tuy nhiên, áp dụng cứng nhắc quy luật thị trường trong kinh tế vào GD với phương châm "khách hàng là thượng đế" có thể là một sai lầm vì sản phẩm của GD là trí tuệ và lương tâm của nhiều thế hệ và của cả dân tộc. Mặt khác, nếu khăng khăng níu giữ mọi giá trị quan hệ trong GD như trước thời “mở cửa” thì cũng có thể dẫn đến thái độ ức chế, dẫn đến “vơ đũa cả nắm” và phủ nhận một cách vô tội vạ nhiều tiêu chuẩn trước đây mà vẫn còn là giá trị trong

ngày hôm nay.

Chính vì những yêu cầu bức thiết của xã hội đối với giáo dục đòi hỏi chúng ta, những người làm công tác giáo dục phải hành động, phải xây dựng hình ảnh một ngôi trường văn minh để góp phần đào tạo nên những công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, VHNT còn có tầm quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức xét trên các phương diện:

- Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào

Có không ít người đã khẳng định: nó quyết định trường tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trường, bởi lẽ, tính văn hoá là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau:

+ Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại;

+ Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai;

+ Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w