trong và ngoài trường về công tác này và quản lý mức độ ảnh hưởng của nó đến VHNT trong tương lai của đất nước.
Thông qua công tác quản lý xây dựng VHNT sẽ đánh giá một cách chính xác thực trạng của VHNT, việc tuyên truyền nhận thức CBCNV,GV, HSSV về chất lượng VHNT của nhà trường, từ đó hoạch định kế hoạch xây dựng VHNT của trường mình cho phù hợp tình hình thực tế.
Công tác quản lý xây dựng VHNT sẽ giúp các nhà quản lý có định hướng phối hợp được các lực lượng, tổ chức thực hiện việc xây dựng VHNT cũng như các điều kiện để đảm bảo việc xây dựng VHNT được thực thi, đánh giá được mức độ thực hiện.
1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lý công tác xây dựng VHNT ởtrường đại học trường đại học
1.3.3.1. Quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng trong việc xây dựng VHNT ở trường đại học
Quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng là việc quản lý về kế hoạch, hình thức, nội dung tuyên truyền và lực lượng tuyên truyền VHNT.
Nhà trường là một thiết chế quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời là một môi trường văn hóa đặc biệt của xã hội. Bởi lẽ, nó chính là một trong những môi trường quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình nhà trường phải thực sự là môi trường văn hóa theo đúng nghĩa.
Sản phẩm giáo dục của các trường đại học phải được xem trọng cả về yếu tố nghề nghiệp lẫn đạo đức, văn hóa. Làm thế nào để đào tạo định hướng giáo dục nhân cách cho HSSV theo quan điểm mà nhà trường muốn hướng tới. Đồng thời phải xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường với một quyết tâm cao, chúng ta phải tổ chức công tác tuyên truyền để CBCNV-GV và HSSV hiểu được vấn đề tại sao phải xây dựng VHNT và tầm quan trọng của nó đối với nhà trường. Vấn đề này đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài với kế hoạch, nội dung cụ thể.
Trước khi thực hiện công tác tuyên truyền và xây dựng VHNT nên tổ chức thăm dò ý kiến trong toàn trường, tập hợp các ý kiến đóng góp và mong muốn về văn hóa của trường trong tập thể CBCNV-GV, HSSV.
Công tác tuyên truyền cũng cần phải bồi dưỡng tập huấn thực tế cho lực lượng trực tiếp làm công tác tuyên truyền và thường xuyên đổi mới về nội
dung, hình thức, có sự kết hợp của nhà trường và gia đình, các tổ chức đoàn thể.
1.3.3.2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch nội dung của việc xây dựng văn hóa nhà trường
Muốn công tác xây dựng VHNT được thực hiện một cách nghiêm túc đòi hỏi phải xây dựng được kế hoạch, nội dung của vấn đề một cách chi tiết, cụ thể về thời gian, có thể kéo dài từ 5-10 năm và còn tiếp tục duy trì xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường.
Hoạt động chỉ đạo, định hướng công tác xây dựng VHNT trong toàn trường thông qua việc xây dựng Ban tuyên truyền và xây dựng VHNT, tổ chức lực lượng, chỉ định cụ thể phòng ban thực hiện công tác này.
Lập kế hoạch cụ thể, giao việc cho phòng ban, phân công cá nhân phụ trách, xây dựng chương trình và lãnh đạo trường duyệt nội dung, thời gian sau khi đã thông qua cuộc họp giao ban với các lãnh đạo phòng, khoa.
1.3.3.3. Quản lý công tác phối hợp tổ chức thực hiện việc xây dựng VHNT ở trường đại học
Trước hết cần xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh. Mỗi cán bộ giảng viên phải là tấm gương sáng cho HSSV noi theo; qua những tấm gương người thật việc thật tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các em, kích thích các em phải làm theo. Trong nhà trường, phải kiên quyết chống bệnh thành tích, nhận đúng thực tế chất lượng dạy và học để khắc phục những điểm còn yếu kém.
Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho HSSV:
- Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên giáo dục và hình thành cho các em về các chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt là các chuẩn mực truyền thống về nghĩa vụ và trách nhiệm của một con người, của một thành viên xã hội.
- Ở nhà trường, bên cạnh việc cung cấp các tri thức cho HSSV, nhà trường còn giáo dục cho họ về mặt đạo đức như là truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, ý thức chấp hành luật pháp, ý thức công dân.
- Ở phạm vi xã hội, cần tạo nên một dư luận xã hội lành mạnh, ủng hộ khuyến khích các hành vi mang tính đạo đức và lên án mạnh mẽ các hành vi mang tính phi đạo đức, lệch chuẩn của HSSV.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho HSSV, sẽ làm tăng hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho HSSV. Chính vì vậy Bác Hồ đã nói: Giáo dục nhà trường dù tốt đến đâu nhưng thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn. Trong phạm vi nhà trường, sự phối hợp giữa phòng ban, chủ lực là phòng công tác HSSV, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV tổ chức các hoạt động, các sân chơi bổ ích lành mạnh góp phần ngăn chặn và chống lại các tệ nạn xã hội đồng thời đề cao ý thức và hành động tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của HSSV. Quản lý sự phối hợp các yếu tố
trên cũng cần được xây dựng kế hoạch, chỉ đạo bộ phận thực hiện và kiểm tra đánh giá vào cuối năm học.
1.3.3.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng VHNT ở trường đại học
Bất kỳ hoạt động quản lý nào sẽ không cho kết quả tốt nếu không kiểm tra, đánh giá mức độ hoạt động, để có thể xem xét điều chỉnh khắc phục kịp thời, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý những vi phạm (nếu có). Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng VHNT ở trường đại học cũng vậy: Căn cứ các mốc thời gian đã xây dựng trong kế hoạch và người thực hiện, từng giai đoạn, từng kỳ hay năm học, nhà trường cần đánh giá thông qua kiểm tra, thanh tra các hoạt động giảng dạy và học tập, các nội quy, quy định, quy chế…nhằm chấn chỉnh, nhắc nhở, xử phạt kịp thời những vi phạm, từ từ đưa vào nề nếp, hình thành những thói quen văn hóa… Thông qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện được qua quá trình thực hiện, vấn đề gì còn tồn tại những khó khăn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng VHNT.
1.3.3.5. Quản lý công tác đảm bảo các điều kiện của việc xây dựng VHNT ở trường đại học
- Phải có sự chỉ đạo từ Ban Giám hiệu nhà trường và sự đồng thuận của toàn bộ các thành viên trong nhà trường; ngoài ra các hoạt động cần được hỗ trợ về kinh phí. Đồng thời được sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường trong việc xây dựng VHNT.
-Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo toàn trường khang trang, sạch sẽ. Các phòng ban từ lãnh đạo nhà trường đến các khoa, tổ bộ môn được thiết kế gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Nếu có thể được thiết kế đồng nhất hoặc đơn giản tối đa, đảm bảo tính thẩm mỹ chung.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho học tập, giảng dạy, tập trung khai thác, quản lý sử dụng những thiết bị hiện có, đảm bảo các thiết bị,
phòng học hỗ trợ: thư viện, phòng lab, mạng wifi, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, sân thể thao, hội trường,… đáp ứng được yêu cầu học tập và giảng dạy,cho các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ học, văn hóa - văn nghệ, thể thao, hội thảo….
- Đảm bảo an ninh trật tự trong toàn trường, đảm bảo môi trường lành mạnh không có tình trạng: học sinh hút thuốc lá, đánh nhau, chơi game, xả rác bừa bãi trong trường và các tệ nạn khác trong HSSV.
- Xây dựng một môi trường đạt chuẩn mực văn hóa là một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện VHNT vì: “Người ta khó có thể làm gì xấu trong một môi trường đẹp” [19].