Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, tổng kết việc xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 91 - 93)

- Tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường.

3.2.4.Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, tổng kết việc xây dựng VHNT

tổng kết việc xây dựng VHNT

a. Mục đích của giải pháp:

- Đảm bảo việc thực hiện, đánh giá được công bằng, hợp lý theo đúng tinh thần các văn bản của Bộ Giáo dục Đào tạo và của cấp trên.

- Giúp CBCNV-GV, HSSV thực hành những hành vi và thói quen việc làm có tổ chức, kỷ luật tuân theo quy chế và điều lệ nhà trường.

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý, chấn chỉnh những vi phạm, những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT đồng thời giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của công tác này.

b. Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng quy chế VHNT bao gồm các quy tắc yêu cầu về giao tiếp, ứng xử, thái độ công tác, học tập và làm việc.Qua đó đưa ra những tiêu chí yêu cầu thực hiện, đề ra mức độ xử lý các hành vi vi phạm, xem xét trừ điểm rèn luyện của HSSV hay có thể buộc thôi học (đối với HSSV) hoặc xét danh hiệu thi đua (đối với CBCNV). Hiện nay, ở một số trường đã áp dụng xét vào

thu nhập tăng thêm hàng tháng của CBCNV, xét theo mức độ vi phạm A, B, C. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình môn học, thời khóa biểu lên lớp.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp CBCNV-GV, HSSV trong nhà trường,đột xuất, định kỳ. Có thể kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để duy trì các thói quen, nề nếp.

- Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường

Qua công tác kiểm tra, đánh giá cần thực hiện rà soát những văn bản, những quy định bất cập không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó cần rà soát, hoàn chỉnh quy trình, thủ tục làm việc vì nó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng VHNT. Nhà trường nên sớm tiến hành áp dụng hình thức quản lý theo hệ thống ISO để phong cách làm việc của các thành viên chuyên nghiệp hơn, công tác quản lý được tốt hơn.

c. Cách thức thực hiện:

- Yêu cầu ban cán sự lớp (hay cố vấn học tập), ban chấp hành chi đoàn báo cáo về tình hình HSSV trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về phòng công tác chính trị HSSV vào thứ sáu hàng tuần. Phòng công tác chính trị HSSV có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình HSSV cho lãnh đạo trường.

- Căn cứ vào các văn bản quy định mới về xây dựng VHNT xây dựng các yêu cầu đối với GV, HSSV, CBCNV về các hành vi, chuẩn mực, lối sống để xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại rèn luyện cho HSSV và xét các danh hiệu thi đua cuối năm của CBCNV.

- Dựa trên kết quả kiểm tra nhà trường tổ chức họp, tổng kết giúp kinh nghiệm công tác xây dựng VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng học kỳ tới.

- Mỗi năm tổ chức họp sơ kết hoạt động xây dựng VHNT của các thành viên trong trường dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng

Tóm lại, trong công tác quản lý giáo dục thì thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng chủ yếu, là một trong các nội dung quản lý nhà nước mà các cấp quản lý, các cán bộ quản lý phải quán triệt, không được xem nhẹ, đồng thời hoạt động này phải được duy trì và tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 91 - 93)