Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch và nội dung của việc xây dựng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 73 - 79)

- Sự phối hợp, hợp tác làm việc giữa các cá nhân

3 Về quan hệ ứng xử giao

2.3.1. Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch và nội dung của việc xây dựng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn

2.3.1.1. Xây dựng kế hoạch

Tuy nhận thức việc xây dựng VHNT là cần thiết và quan trọng nhưng hiện nay nhà trường vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể trong việc định hướng thực hiện xây dựng VHNT. Xuất phát từ việc chưa có kế hoạch chiến lược, mục tiêu, nội dung phương pháp thực hiện xây dựng VHNT nên các văn bản của nhà trường mang tính chế tài nhằm điều chỉnh các hành vi VH trong phạm vi nội bộ nhà trường còn thiếu và chưa đồng bộ. Cụ thể, hiện nay nhà trường đã ban hành các văn bản sau: Quy chế thi đua khen thưởng; quy chế chi tiêu nội bộ; quy định tạm thời về việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hệ chính quy; quyết định về điều kiện buộc thôi học đối với sinh viên đào tạo theo hệ thống tín chỉ; quy định khối lượng đào tạo của các hệ đào tạo đào tạo theo hệ thống tín chỉ, thông báo về việc đeo bảng tên khi làm việc (đối với CBCNV-GV) và đeo thẻ Sinh viên khi vào trường (đối với HSSV). Trong các văn bản này ít nhiều có đề cập đến các nội dung nhận thức, tu dưỡng rèn luyện và thực hiện các hành vi, chuẩn mực về đạo đức lối sống, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn dạy và học nhằm mục tiêu xây dựng hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, nhằm đánh giá các hoạt động xây dựng VH tổ chức, cần một văn bản mang tính đính hướng chung như Quy chế VHNT. Chính vì do không có xây dựng kế hoạch cụ thể nên trong công tác thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập, cách hiểu và cách làm của các thành viên trong nhà trường chưa thống nhất và đồng bộ, còn mang tính tự phát, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Khi được hỏi về tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi của nhà trường trong các thành viên nhà trường, bao gồm CBQL-CNV-GV, HSSV thì kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều vấn đề nhà trường cần phải giải quyết, mà việc cần làm ngay là xây đựng một kế hoạch, chiến lược chung cho nhà trường, trong đó có chiến lược xây dựng VHNT.

trong nhà trường về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của trường Các chủ thể Mức độ hiểu biết Biết rất rõ % Biết rõ % Có biết nhưng chưa rõ % Cán bộ quản lý, Giảng viên,

Cán bộ công nhân viên (n=194) 15 7.7 84 43.3 95 49.0

Sinh viên (n=294) 21 7.1 80 27.2 193 65.7

Nhìn chung là các thành viên có liên quan trong nhà trường hiểu biết về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi là rất thấp, tỷ lệ có biết nhưng chưa rõ là 65.7% đối với HSSV, 49% đối với CBQL-GV-CNV. Chủ yếu là có nghe nói đến nhưng không biết là quy định hoặc tuyên bố ở văn bản nào hoặc tìm ở đâu, phương tiện nào. Trong đội ngũ CBNV-GV chưa nhận biết được tầm nhìn, sứ mệnh, những giá trị cốt lõi của nhà trường hoặc có nghe nói đến nhưng chưa biết rõ đa phần là rơi vào một số GV trẻ và CNV, hoặc các thành viên mới được tuyển dụng. Kết quả này cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề chiến lược định hướng phát triển của nhà trường còn nhiều bất cập, các thông tin chưa được công bố công khai rộng rãi, các thành viên chưa được chia sẻ thông tin, chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ. Nguyên nhân này cũng một phần do trường chưa xây dựng kế hoạch cụ thể thông tin tuyên truyền về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi mà trường đang theo đuổi cũng như xây dựng Quy chế VHNT.

2.3.1.2. Tổ chức thực hiện xây dựng VHNT

- Thời gian vừa qua trường luôn tổ chức các hoạt động đưa nội dung các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách

nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn liền với hoạt động chuyên môn, các phong trào thi đua.

- Tại một số phòng ban đã xây dựng, thành lập các website của mình để cung cấp, thông tin về các mẫu biểu giấy tờ, qui trình thủ tục, thời gian thực hiện và các văn bản của bộ ngành, của trường để mọi người tiện tra cứu.

- Tổ chức các buổi tham quan thực tế, các di tích lịch sử cách mạng nhằm giáo dục truyền thống, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho Đảng viên, Đòan viên, HSSV.

-Tổ chức hành trình về nguồn, tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình chính sách, tiếp tục xây dựng Khu tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh tại chiến trường biên giới Tây Nam. Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm và tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng.

- Tổ chức cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục tích cực, thân thiện, lành mạnh ”, sau khi phát động và triển khai thực hiện rộng rãi trong sinh viên tạo điều kiện, môi trường cho các tập thể, cá nhân tham gia phấn đấu, rèn luyện; kết quả có 118 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể tích cực, thân thiện, lành mạnh Đại học Sài Gòn” năm học 2011 - 2012 và tiếp tục được phát động trong những năm tiếp theo.

- Triển khai cuộc vận động “4 xây - 3 chống” (xây dựng tinh thần yêu lao động, lòng hiếu học, ý thức công dân và tinh thần tình nguyện. Chống lối sống ích kỷ, chống lạc hậu, chống vô văn hóa) với nhiều giải pháp.

Nhiều chủ đề thi được tồ chức như: cuộc thi hùng biện “Bạo lực học đường”,

cuộc thi viết “Con cảm ơn mẹ”, cuộc thi “Thầy trò chung sức đã góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng văn hóa cho HSSV.

- Đoàn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng với chương trình “Hưởng ứng năm An toàn Giao thông 2012”. Các cơ sở đoàn cũng đã chủ động tổ chức các hoạt động tham gia cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông”, tố chức các phong trào “Giọt máu nhân đạo”, “Chiến sĩ

mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi” và rất nhiều hoạt động bổ ích khác được đông đảo HSSV tham gia hưởng ứng tích cực.

- Vận động giảng viên duy trì và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Trường đã triển khai việc đồi mới phương pháp dạy học của giảng viên và của sinh viên phù hợp với một phương thức đào tạo theo những yêụ cầu cơ bản như sau: tăng cường việc tự học của sinh viên theo cá nhân, theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên; tăng cường khả năng diễn đạt cho sinh viên qua việc tổ chức cho sinh viên thuyết trình và thảo luận kết quả tự học theo cá nhân, theo nhóm; tổ chức cho từng sinh viên viết bài tập ngắn từ 5 đến 10 trang khi kết thúc môn học.

- Công tác đảm bảo môi trường văn hoá kí túc xá rất được quan tâm. Năm 2011, kí túc xá Trường Đại học Sài Gòn đã được Ủy ban nhân dân TPHCM tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng kí túc xá sinh viên đạt chuẩn văn hoá liên tục nhiều năm (2006 - 2010)” và Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch TP. HCM tặng giấy khen “Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng kí túc xá sinh viên đạt chuẩn văn hoá 2006 - 2010”.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhất là trong ba năm gần đây, tích cực triển khai các dự án đầu tư diện tích sử dụng phòng học, kí túc xá cho sinh viên, tăng số lượng giảng đường hiện có, cải tạo xây mới nhà vệ sinh tại các cơ sở. Nhà trường đang bắt tay vào dự án xây dựng kí túc xá tại quận 8 - dự kiến hoàn thành sẽ cung cấp chỗ ở cho 1000 SV vì trường hiện đang có 3 kí túc xá phục vụ chỉ được khoảng 600 sinh viên nên ưu tiên con em diện chính sách.

- Về công tác vệ sinh môi trường được bộ phận y tế - môi trường thường xuyên kiểm tra (định kỳ 6 tháng/lần). Trường cũng đã tiến hành đầu tư

hệ thống nước uống cho sinh viên có gửi mẫu đi xét nghiệm tại Việt Pasteur đạt yêu cầu sử dụng.

Ngoài các hoạt động bề nổi kể trên, công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội cũng được trường hết sức quan tâm. Đảng ủy trường đã chỉ đạo chính quyền thực hiện các văn bản phối hợp và triển khai thường xuyên, hiệu quả với cơ quan công an ở địa phương trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học. Để quản lý tốt sinh viên ngoại trú, phòng Công tác HSSV phối hợp với công an địa phương và chính quyền địa phương nơi có sinh viên ngoại trú để nắm bắt tình hình và thường xuyên cập nhật thông tin có vấn đề liên quan đến sinh viên. Trường triển khai thành lập và thường xuyên kiện toàn, duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo an toàn giao thông; ban hành kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo các Quy định và văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng Thành phố ban hành.

Bên cạnh những thuận lợi, trường cũng gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất do tốc độ phát triển quá nhanh, số lượng HSSV ngày càng tăng nên nhu cầu về phòng học tăng, việc phát sinh thêm một số phòng ban cũng là yêu cầu cấp thiết phải đáp ứng kịp thời, do đó trường đã tận dụng tối đa thu hồi những phòng ít sử dụng để cải tạo làm phòng học, phòng làm việc cho các phòng ban mới thành lập.Về thư viện, phòng đọc sách của trường được tăng cường đầu sách mỗi năm, hiện tại trường cũng chưa có phòng tự học cho sinh viên, phòng nghỉ giáo viên có nhưng chưa đầy đủ ở tại 4 cơ sở, bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh còn học ở trong sân trường gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các lớp học khác. Việc không có phòng tự học cho sinh viên làm các em ngồi học tạm ở hành lang, ghế đá trước một số phòng làm việc, lớp

học gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung và gây mất trật tự vệ sinh do các em vẫn chưa có ý thức hay có thói quen xả rác bừa bãi, cười nói ồn ào nơi này.

Nhìn chung các hoạt động văn hóa trên chưa mang tính tập trung, chưa có định hướng lâu dài, một số các phong trào do Đoàn Thanh niên phát động mang tính tạm thời, chưa chú trọng công tác tuyên truyền nhận thức tác động của VHNT đến từng thành viên do chưa có kế hoạch nội dung cũng như các biện pháp chế tài khi các thành viên không thực hiện hoặc vi phạm, điều này dẫn đến kết quả đạt được không cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w