Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 30 - 32)

Trường học là tổ chức cơ sở của các cấp QLGD, cho nên quản lý trường học là nội dung quan trọng của QLGD, Khoản 2 Điều 48, Luật giáo dục năm 2005 đã định: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự giáo dục” [29; tr.15].

Theo Thái Văn Thành: “Nhà trường là một thiết chế xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội, thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội và theo những dấu hiệu phân biệt nói trên” [26; tr.56].

Trong bối cảnh hiện nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích trong tương lai. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được.

Vậy có thể hiểu: Nhà trường là một thiết chế xã hội thể hiện chức năng tái tạo nguồn lực phục vụ cho việc duy trì và phát triển của xã hội, thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy luật của xã hội và theo những dấu hiệu phân biệt nói trên.

1.2.6.2. Quản lý nhà trường

Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là QLNT - cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý nhà trường.

+ Theo Trần Kiểm: “QLNT là nhà trường thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [20; tr.29].

+ Theo Phạm Minh Hạc: “QLNT là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành

theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [15; tr.25].

+ Theo Thái Văn Thành-Đại học Vinh: “QLNT là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của hệ thống quản lý vĩ mô: Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuổi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch), mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến ” [26; tr.7].

Như vậy, Quản lý nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.Quản lý nhà trường là gồm 6 vấn đề sau:

+ Quản lý giáo viên. + Quản lý học sinh.

+ Quản lý quá trình dạy học - giáo dục. + Quản lý tài chính trường học.

+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. + Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

Quản lý nhà trường chính là những công việc trong nhà trường, đòi hỏi người cán bộ quản lý (CBQL) thực hiện những chức năng quản lý mà trọng tâm chính là quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt mục đích giáo dục - đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w