Thực trạng về chất lượng VHNT của các thành viên (CBQL CNV GV, HSSV) trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 56 - 57)

- Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

2.2.1. Thực trạng về chất lượng VHNT của các thành viên (CBQL CNV GV, HSSV) trong nhà trường

-CNV - GV, HSSV) trong nhà trường

2.2.1.1. Tự đánh giá của CBQL-CNV-GV về mức độ biểu hiện vi phạm nội quy, chuẩn mực

Bảng 2.2. Tự đánh giá của CBQL-CNV-GV về mức độ biểu hiện vi phạm nội quy, chuẩn mực

TT Các hành vi

Mức độ

Thường

xuyên Đôi khi

Chưa bao giờ Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Không đeo bảng tên khi vào trường 63 32.5 85 43.8 46 23.7

2 Đi làm, vào lớp muộn (sau 15 phút) 7 3.6 84 43.3 103 53.1

3 Uống rượu, bia trong giờ làm việc 0 0.0 11 5.7 183 94.3

4 Chơi game, lướt web trong giờ làm việc 0 0.0 26 13.4 168 86.6

5 Vắng họp không lý do 0 0.0 2 1.0 192 99.0

6 Không tham gia các buổi học chính trị 0 0.0 3 1.5 191 98.5

Nhận xét:

Qua kết qủa của bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy, đa số CBQL- GV- CNV đều cho rằng mức độ vi phạm như không đeo bảng tên khi vào trường là thường xuyên chiếm đến (32.5 %) cho dù nhà trường đã ra thông báo bằng văn bản nhưng do thói quen cũng như tính chưa tự giác của các thành viên, các biện pháp xử lý vi phạm không có nên tình trạng này vẫn xảy ra, cụ thể mức độ đôi khi ở hành vi này cũng chiếm tỉ lệ khá cao (43.8%). Một thói quen chưa được chấn chỉnh kịp thời nữa là thói quen đi làm muộn, hoặc lên lớp trễ sau 15 phút, tỉ lệ ở mức độ đôi khi chiếm 43.3 % cho thấy các thành viên chưa có ý thức tự giác tôn trọng kỷ luật nhà trường, vì những hành

vi này gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh VHNT, làm ảnh hưởng đến cá nhân khác (chờ đợi giải quyết công việc hoặc HSSV chờ GV đến lớp), tuy cá nhân họ cho rằng mức ảnh hưởng của hành vi này là không nghiêm trọng và do ảnh hưởng văn hóa khi làm việc trong công sở của các đơn vị hành chính sự nghiệp Việt nam thời gian qua đã được báo chí phản ảnh nhiều, về tình trạng một số cán bộ, công chức làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, họ ít sáng tạo tìm việc, hoặc công việc được giao quá ít. Chính vì vậy cũng còn một số cá nhân chơi game, lướt web trong giời làm việc để giết thời gian (chiếm tỉ lệ đôi khi là 13.4 %). Điều này cũng cần được thay đổi trong tư duy và nhận thức của một số người để xây dựng VHNT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Về hành vi vắng họp không lý do hoặc không tham gia các buổi học chính trị lý do này phản ánh đúng thực trạng VH hội họp của nhà trường, đã được tổ chức tốt và thành công nguyên nhân là do phòng Tổ chức Cán bộ đã điểm danh cá nhân tham gia ngay tại các cuộc họp và đưa vào tiêu chí xét thi đua hàng năm.

2.2.1.2. Tự đánh giá của HSSV về mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường

Bảng 2.3. Tự đánh giá của HSSV về mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường

TT Các hành vi

Mức độ

Thường

xuyên Đôi khi

Chưa bao giờ Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Vi phạm kỷ luật nhà trường (1 lần trở lên) 3 1 52 17.7 239 81.32 Không đeo bảng tên khi vào trường 90 30.6 143 48.7 61 20.7

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w