- Cho đến nay chưa có văn bản nào mang tích chất pháp lý từ cấp trên và của trường để định hướng và chỉ đạo cụ thể các hoạt động xây dựng
3.2.1. Tăng cường, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT
tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT
a. Mục đích của giải pháp:
Nâng cao chất lượng quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT cho toàn thể cán bộ công nhân viên, tạo sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện của các phòng ban trong nhà trường về công tác xây dựng VHNT.
b. Nội dung của giải pháp:
- Ban tuyên truyền Xây dựng VHNT lập kế hoạch, thiết kế nội dung và tham mưu cho hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho CBCNV-GV, HSSV cũng như các biện pháp tăng cường quản lý nề nếp và chất lượng dạy, học trong nhà trường.
- Tuyên truyền thông qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về VHNT. Tổ chức các sự kiện, các cuộc thi về VHNT, về VH ứng xử, giao tiếp của giáo viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên, ca ngợi tôn vinh những hình ảnh cao đẹp của người thầy, những sinh viên nghị lực vượt khó, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ nhau trong học tập,... Đẩy mạnh vai trò của tạp chí Đại học Sài Gòn, của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên xem đây là lực lượng tuyên truyền vận động, thuyết phục mọi thành viên nhà trường góp phần thực hiện tốt nếp sống văn hóa học đường.
- Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục về các nội dung văn hóa, cần kết hợp với các cuộc vận động mà ngành đang thực hiện như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
c. Cách thức thực hiện:
- Đưa các nội dung: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, mục tiêu lên trang web của trường (trong phần giới thiệu về trường) để tuyên truyền rộng rãi đến mọi người.
- Tổ chức lấy ý kiến toàn bộ cán bộ công nhân viên, giáo viên đóng góp cho công tác xây dựng VHNT.
- Thành lập một Ban tuyên truyền và Xây dựng VHNT, do hiệu trưởng (hoặc một hiệu phó) làm Trưởng ban, các thành viên gồm Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên, Phòng Thanh tra và các phòng ban liên quan (nếu có, tùy theo nhiệm vụ của từng phòng ban trong trường)
- Xây dựng qui định chức năng, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong Ban tuyên truyền và Xây dựng VHNT cụ thể theo từng phòng ban,
cá nhân phụ trách; xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền về VHNT cụ thể theo từng tháng, từng quý, từng năm học.