Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 86 - 88)

- Cho đến nay chưa có văn bản nào mang tích chất pháp lý từ cấp trên và của trường để định hướng và chỉ đạo cụ thể các hoạt động xây dựng

3.2.2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT

xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT

a. Mục đích của giải pháp:

- Góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử, giao tiếp chuẩn mực của lãnh đạo các đơn vị, CBCNV-GV, HSSV trong làm việc, nghiên cứu và học tập.

- Xây dựng môi trường học đường văn minh với hình ảnh đẹp đẽ; xây dựng nét văn hóa đặc trưng để quảng bá thương hiệu Trường Đại học Sài Gòn - Định hướng cụ thể cho các hoạt động xây dựng VHNT, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện.

b. Nội dung của giải pháp:

- Nội dung kế hoạch xây dựng VHNT cần lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp với điều kiện của Trường Đại học Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay (do Ban tuyên truyền và xây dựng VHNT soạn thảo)

Khi tiến hành lập kế hoạch xây dựng VHNT cần phải nghiên cứu các nội dung chính sau:

+ Nhà trường cần xem xét các giá trị đặc trưng của mình (sự tồn tại và phát triển, khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa và truyền thống đang tồn tại trong nhà trường, xác định những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi mang tính đặc trưng,...);

+ Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi (khảo sát, đánh giá về các giá trị cá nhân và các giá trị văn hóa được mọi người mong muốn...);

+ Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử với thành viên trong nhà trường;

sức khỏe, môi trường, tiết kiệm năng lượng,...).

+ Chia sẻ kinh nghiệm phát triển văn hóa nhà trường giữa các phòng ban, các khoa trong trường: về quy tắc ứng xử, giao tiếp; thái độ, quy trình làm việc mà các đơn vị đã xây dựng thành công;

+ Chú trọng xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau; tạo cơ hội để mỗi người có khả năng phát triển;

+ Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý và mỗi CBCNV-GV trong nhà trường đều có bản mô tả công việc và quyền hạn, trách nhiệm cụ thể;

+ Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho cán bộ quản lý cấp dưới, đặc biệt là với giảng viên, trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giảng viên.

Đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển lực lượng cán bộ am hiểu về công tác xây dựng VHNT để từng bước đổi mới cải thiện những thói quen xấu đang tồn tại, phát huy những mặt tích cực đã có.

c. Cách thức thực hiện:

- Lãnh đạo nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng (hoặc Trưởng Ban tuyên truyền xây dựng VHNT) xác định các cơ sở, căn cứ từ thực trạng hoạt động VH của nhà trường và mô hình VHNT mong muốn trong tương lai để tiến hành lập dự thảo kế hoạch xây dựng VHNT.

- Xây dựng dự thảo kế hoạch xây dựng VHNT. Trong đó phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguồn lực để thực hiện và lựa chọn biện pháp xây dựng VHNT tương ứng với điều kiện thực tế của trường để thực hiện mục tiêu.

- Dự thảo kế hoạch phải được thông qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu sau đó tiến hành lấy ý kiến đóng góp về nội dung xây dựng VHNT trong toàn thể CBCNV-GV và HSSV của trường nhằm tạo sự nhất trí và đồng thuận cao

trong quá trình thực hiện (Sau khi lấy ý kiến xong tiến hành sửa đổi và ban hành kế hoạch xây dựng VHNT).

- Trong bảng kế hoạch phân công cụ thể từng phòng ban phụ trách, kiểm tra, theo dõi, báo cáo việc thực hiện công tác xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w