Sự tác động của chất lượng văn hóa nhà trường đối với các hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 68 - 72)

- Sự phối hợp, hợp tác làm việc giữa các cá nhân

2.2.3.Sự tác động của chất lượng văn hóa nhà trường đối với các hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn

hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn

2.2.3.1. Đánh giá về sự tác động của VHNT đến các hoạt động của trường Đại học Sài Gòn của CBQL- CNV-GV

Bảng 2.9. Đánh giá về sự tác động của VHNT đến các hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn của CBQL-CNV-GV

TT Các yếu tố Số ý kiến lựa chọn theo từng mức độ ĐTB lệchĐộ chuẩn Hạng 5 4 3 2 1 1

Mọi thành viên trong nhà trường nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của những mục tiêu, giá trị mà nhà trường đang theo đuổi.

80 84 26 4 0 4.24 0.759 1

2

Thuyết phục GV-CBCNV hòa đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức.

54 98 38 4 0 4.04 0.747 4

3

Kích thích nhu cầu cống hiến của các thành viên cho nhà trường và cho nhu cầu tự khẳng định của bản thân.

26 109 53 6 0 3.80 0.702 7

4

Thay đổi hoặc mở rộng nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong nhà trường.

TT Các yếu tố Số ý kiến lựa chọn theo từng mức độ ĐTB lệchĐộ chuẩn Hạng 5 4 3 2 1 5

Tạo niềm tin cho các thành viên trong nhà trường, khuyến khích sự đổi mới, những ý tưởng mới trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

25 140 28 1 0 3.97 0.543 5

6

Mọi thành viên trong nhà trường cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

64 94 34 2 0 4.13 0.729 3

7

Mọi thành viên trong nhà trường được khuyến khích để cùng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

54 75 64 1 0 3.94 0.793 6

8

Tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởi mở, dân chủ làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong nhà trường.

76 83 34 1 0 4.21 0.740 2

Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá sự tác động của VHNT đến các hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn cho thấy:

- Đa số CBQL-CNV-GV đều cho rằng VHNT sẽ giúp mọi người nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của những mục tiêu, giá trị mà nhà trường đang theo đuổi là rất quan trọng (xếp hạng1). Mục tiêu giáo dục là những kết quả giáo dục mà nhà trường mong muốn tất cả các học sinh của mình sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình học tại trường. Những kết quả giáo dục

này tạo ra một mục đích chung cho những nhà quản lý nhà trường trong việc xây dựng và lựa chọn cơ chế quản lý và phục vụ một cách tốt nhất cho những mục tiêu đã đặt ra.

- Mọi người cũng cho rằng VHNT lành mạnh sẽ tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởi mở, dân chủ làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong nhà trường, số CBQL-GV-CNV đánh giá mức độ này (chiếm điểm trung bình khá cao là 4.21 xếp hạng 2). Qua tìm hiểu đa số người được hỏi cho rằng: Bầu không khí khi làm việc là một yếu tố rất quan trọng, khi tâm lý làm việc thoải mái, cởi mở thì người lao động sẽ hăng say, nhiệt tình làm việc nhờ đó hiệu quả công việc sẽ tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đánh giá chung của CBQL-GV-CNV cũng cho rằng VHNT giúp cho mọi thành viên trong nhà trường cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. VHNT của Đại học Sài Gòn còn thể hiện qua việc nhà trường luôn khuyến khích mọi thành viên tham gia học tập, sáng tạo và đổi mới trong giảng dạy và công tác để đạt hiệu quả cao nhất ; thể hiện qua việc CBCNV-GV đề đạt những giải pháp, nguyện vọng của mình cho cấp trên, lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu ý kiến của họ. Thông qua lắng nghe và tiếp thu ý kiến này, không những phát huy được tinh thần dân chủ trong cán bộ, giảng viên, mà về phía lãnh đạo sẽ đề ra những chủ trương, chính sách, cũng như có những giải pháp điều chỉnh tốt nhất trong quá trình tổ chức quản lý để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra nhằm tiếp tục xây dựng Trường Đại học Sài Gòn ngày càng phát triển. Đây là yếu tố mang ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, góp phần cho công tác xây dựng VHNT.

- Đánh giá sự tác động của VHNT sẽ giúp thuyết phục CBCNV-GV hoà đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức là việc làm rất cần thiết nhưng thực tế thì nội dung này thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (xếp hạng 4). Đây cũng do ảnh hưởng tâm lý của người Việt nam chúng ta bởi

vì ngay từ thời đi học phổ thông, đại học, người Việt nam đã không được làm việc theo nhóm nên khi đi làm thường sẽ không quen, không có kỹ năng và không thấy được hiệu quả của cách làm này. Một tâm lý chung nữa khi một người hợp tác làm việc với đám đông, đó là họ sợ bị mất quyền lợi của bản thân mình. Khó khăn phát sinh cả về mặt nhận thức vấn đề và việc đưa ra giải pháp, vì ai cũng tự cho mình là trung tâm nổi bật, là "tài sản quý giá" của nhóm.Vì vậy đòi hỏi Hiệu trưởng phải đóng vai trò là chất xúc tác kết nối các thành viên trong trường, ra quyết định, tiếp thu ý kiến và đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực của từng người và để họ thấy được vai trò quan trọng của cá nhân trong một tập thể.

-VHNT tác động kích thích nhu cầu cống hiến xã hội và nhu cầu tự khẳng định của bản thân chưa được CBCNV-GV quan tâm chỉ chiếm điểm trung bình là 3.8% và chỉ xếp ở hạng 7. Nhu cầu cống hiến chỉ được quan tâm khi những nhu cầu cơ bản của con người như về tinh thần, về vật chất... Vì vậy, sự cống hiến phải đi liền với chính sách đãi ngộ, phải đảm bảo quyền lợi cho họ, sự cống hiến của mỗi con người sẽ trở nên giảm sút khi không có sự đãi ngộ tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Do đó, để tạo động lực tốt cho những CBCNV-GV làm việc tốt thì nhà trường cần có chính sách cả về vật chất và tinh thần cho họ.

-Việc thay đổi hoặc mở rộng nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong nhà trường chưa được đánh giá cao trong tám yếu tố ở bảng trên, chỉ có điểm trung bình là 3.66% và xếp hạng 8. Nguyên nhân là do CBCNV-GV còn thụ động với những thay đổi từ chính sách, chương trình mới của nhà trường; ngại sự thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân sẵn có do đó các thành viên đánh giá VHNT không ảnh hưởng nhiều đến dẫn nhu cầu và mong muốn của bản thân họ.

Nhìn chung các thành viên đều đánh giá cao sự ảnh hưởng của VHNT đến 8 yếu tố trên (điểm trung bình đều trên 3), và kết quả có tính tập trung cao

(do độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1), điều này cho thấy việc xây dựng kế hoạch VHNT là hết sức cần thiết.

2.2.3.2. Đánh giá về mức độ mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường của CBQL, GV, CNV

Bảng 2.10. Đánh giá về mức độ mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường

Chúng tôi đặt câu hỏi “Trong các vấn đề về mối quan hệ ứng xử trong nhà trường hiện nay.Ông (bà) quan tâm lo lắng nhất về vấn đề”:

TT Các yếu tố Số ý kiến lựa chọn theo từng mức độ ĐTB Độ lệch chuẩn Hạng 5 4 3 2 1 1 Về quan hệ công tác, ứng xử giao tiếp giữa nhà trường đối với các đối tác ngoài trường.

36 70 69 8 11 3.58 0.73 4

2

Về quan hệ công tác, ứng xử giao tiếp giữa Cán bộ quản lý với CNV-GV, giữa CBCNV-GV với nhau

52 107 22 13 0 4.02 0.58 1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 68 - 72)