Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 86 - 88)

Ngân hàng cũng giống nhƣ một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Qua phần phân tích ở trên ta có thể thấy đƣợc đôi nét về hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua, và để có thể có những đánh giá tƣơng đối chính xác về năng lực cũng nhƣ hiệu quả của Ngân hàng trong việc quản lý tín dụng thì cần dựa vào các chỉ số tài chính.

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian nghiên cứu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 6T/2011 6T/2012 6T/2013

Vốn huy động Triệu đồng 186.854 256.317 154.133 229.186 287.117 DSCV ngắn hạn Triệu đồng 548.065 743.800 268.152 385.746 435.238 DSTN ngắn hạn Triệu đồng 245.002 616.928 144.874 325.814 389.468 Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 408.328 535.200 228.543 468.260 580.970 Dƣ nợ NH bình quân Triệu đồng 256.796,5 471.764 166.904 438.294 558.085 Nợ xấu NH Triệu đồng 0 100 0 0 270 Tỷ lệ nợ xấu NH % 0 0,02 0 0 0,05 DNNH/ Tổng VHĐ Lần 2,19 2,09 1,48 2,04 2,02 Vòng quay vốn TDNH Vòng 0,95 1,31 0,87 0,74 0,70

Hệ số thu nợ NH % 44.70 82,94 54,03 84,46 89,48

Nguồn: Tổng hợp

4.2.4.1 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn

Qua số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong Ngân hàng rất thấp và chỉ bắt đầu xuất hiện ở năm 2012 là 0,02%, trong 6 tháng 2013 là 0,05%. Điều này cho thấy rằng việc cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thời gian qua có độ rủi ro rất thấp. Do đó, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những gì đã làm đƣợc và cố gắng hơn nữa để tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể.

4.2.4.2 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng vốn huy động

Nếu chỉ số dƣ nợ thấp hơn chỉ số vốn huy động nghĩa là Ngân hàng đang bị ứ đọng vốn, hoạt động cho vay thấp. Ngƣợc lại, chứng tỏ việc cho vay của Ngân hàng đã tạo uy tín với khách hàng, khách hàng tin tƣởng và sử dụng nhiều dịch vụ của Ngân hàng. Chỉ số này có thể đánh giá hiệu suất sử dụng vốn vay của Ngân hàng tuy nhiên chƣa thể nhận định là chỉ tiêu này cao tốt hay thấp tốt. Thông thƣờng, nếu hoạt động cho vay có hiệu quả thì chỉ tiêu này lớn hơn một là tốt, nhƣng nếu chỉ số này quá cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn của chi nhánh rất yếu. Nhìn chung, chỉ tiêu này ở Ngân hàng tƣơng đối tốt (luôn lớn hơn 1), nhƣng có xu hƣớng giảm nhẹ, năm 2011 là 2,19 lần đến giữa năm 2013 là 2,02 lần. Nguyên nhân xuất phát từ việc vốn huy động đƣợc tăng nhanh hơn so với dƣ nợ ngắn hạn, do đó muốn sinh lời nhiều hơn từ đồng vốn huy động đƣợc thì thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để tìm kiếm thêm khách hàng, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay.

4.2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Từ 2011 – 2012, vòng quay này tăng từ 0,95 lên 1,31 vòng do khách hàng làm ăn hiệu quả, trả nợ đúng hạn nên trong năm DSTN đạt kết quả cao, số vòng luân chuyển vốn cho vay ngắn hạn đang hoạt động tƣơng đối tốt. Sang năm 2013, do một bộ phận hộ nông dân trồng mía không trả đƣợc nợ và do nhiều khoản vay chƣa đến hạn thanh toán nên chỉ số này giảm xuống còn 0,70 vòng. Vì thế, Ngân hàng cần có những chính sách hiệu quả hơn đối với công tác thu nợ để tăng chỉ tiêu này trong thời gian tới.

4.2.4.4 Hệ số thu nợ ngắn hạn

Hệ số thu nợ tăng mạnh vào năm 2012, từ 44,70% lên 82,94%, tức là số tiền cho vay Ngân hàng thu về đƣợc tăng từ 44,70% lên 82,94%. Đến tháng 6 năm 2013, chỉ số này tiếp tục tăng, đạt mức 89,48%. Do chỉ tiêu này phản ánh số vốn vay mà Ngân hàng thu hồi lại đƣợc nên Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để giữ hệ số này ở mức càng cao càng tốt nhằm đảm bảo hiệu quả khi sử dụng vốn để cho vay.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Mặc dù kinh tế nhiều biến động, phần đông ngƣời dân trên địa bàn tỉnh có mức sống chƣa cao, hơn nữa là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng cũ cũng nhƣ các Ngân hàng mới. Nhƣng doanh số huy động và cho vay của Ngân hàng vẫn tăng liên tục, nhất là trong lĩnh vực công thƣơng nghiệp – lĩnh vực tiềm năng đang đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ; quy mô tín dụng ngày càng tăng không chỉ ở Vị Thanh và khu vực Cái Tắc mà còn bắt đầu mở rộng ra các huyện lân cận nhƣ Long Mỹ, Phụng Hiệp. Đạt đƣợc những kết quả trên sẽ làm nền tảng và định hƣớng cho hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên trong bối cảnh thị trƣờng tài chính hiện tại muốn đạt kết quả cao trong kinh doanh thì Ngân hàng cần phải tập trung nâng cao không chỉ về chất lƣợng tín dụng mà còn phải chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng về mặt nhân sự, nhất là trong cách giao tiếp với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 86 - 88)