Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 80 - 86)

tế

4.2.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2011, 2012

Bảng 4.11: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2011, 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch 2012/2011

2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. DSCV ngắn hạn 548.065 100 743.800 100 195.735 35,71 - Cá nhân 61.987 11,31 49.781 6,69 (12.206) (19,69) - Tổ chức 486.078 88,69 694.019 93,31 207.941 42,78 2. DSTN ngắn hạn 245.002 100 616.928 100 371.926 151,81 - Cá nhân 8.651 3,53 21.125 3,42 12.474 144,19 - Tổ chức 236.351 96,47 595.803 96,58 359.452 152,08 3. Dƣ nợ ngắn hạn 408.328 100 535.200 100 126.872 31,07 - Cá nhân 78.796 19,3 107.452 20,08 28.656 36,37 - Tổ chức 329.532 80,7 427.748 79,92 98.216 29,80 4. Nợ xấu ngắn hạn 0 - 100 100 100 - - Cá nhân 0 - 100 100 100 - - Tổ chức 0 - 0 0 0 -

Nguồn: Phòng KHDN VietinBank Hậu Giang

a) Doanh số cho vay ngắn hạn

Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các tổ chức, hộ gia đình và cá thể. Do xác định khách hàng chủ yếu của của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực công thƣơng nghiệp nên phần lớn DSCV tập trung ở thành phần

các tổ chức (luôn trên 88%). Sang năm 2012, sự xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp, công ty trên địa bàn và dƣới áp lực cạnh tranh nhƣng phần lớn các doanh nghiệp, công ty còn hạn chế về nguồn lực tài chính, nên càng nhiều đối tƣợng này tìm đến nguồn vốn vay từ Ngân hàng để đảm bảo việc sản xuất. Do đó, DSCV khu vực kinh tế này tăng mạnh về giá trị lẫn tỷ trọng, đạt 694.019 triệu đồng. Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tục giữ mối quan hệ thân thiết với những khách hàng lớn trên địa bàn nhƣ Công ty CP Cấp Thoát Nƣớc – Công Trình Đô Thị Hậu Giang, Công ty CP Mía đƣờng Cần Thơ,… Đối với hộ gia đình và cá nhân, bên cạnh việc cho nông dân vay Ngân hàng còn hỗ trợ cho cán bộ, công nhân viên chức vay vốn tiêu dùng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhƣ dịch heo tai xanh, dịch cúm A H5N1,… và các loại bệnh trên cây trồng, hơn nữa là giá cả nông sản bấp bênh nên trong năm 2012 DSCV của Ngân hàng đối với khu vực này giảm 19,69%.

b) Doanh số thu nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu, ta thấy DSTN của tổ chức chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn trên 96%) và cơ cấu này không có sự thay đổi nhiều trong năm 2012. DSTN ở hộ gia đình và cá nhân giảm nhẹ, nguyên nhân là do sự mất giá và khó khăn trong việc bán các sản phẩm nông sản. Ngoài ra, các hộ gia đình, tiểu thƣơng trên địa bàn còn vay vốn Ngân hàng nhằm mục đích mua bán với quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh các dịch vụ ăn uống,… Do trong năm các loại hình kinh doanh này phát triển ồ ạt nhƣng lại chỉ tập trung ở vài địa điểm nên kinh doanh không còn thuận lợi nhƣ trƣớc, số vốn thu hồi lại đƣợc của Ngân hàng cũng vì thế mà giảm. Còn DSTN đối với các tổ chức tăng và đạt mức 595.803 triệu đồng, tƣơng đối gần với DSCV năm này. Đạt đƣợc kết quả trên là do các khách hàng của Ngân hàng đều đã qua thẩm định kỹ càng và một phần nhờ các nhân viên tín dụng thƣờng xuyên thăm hỏi, theo dõi, xếp loại tín dụng doanh nghiệp cũng nhƣ thông báo, nhắc nhở kịp thời nên hầu hết luôn đảm bảo thu đƣợc nợ đúng hạn.

c) Dư nợ ngắn hạn

Cũng giống nhƣ tỷ trọng đối với DSCV và DSTN, cơ cấu dƣ nợ đối với các tổ chức cũng chiếm tỷ trọng cao nhất (dao động trong khoảng 80%) nhƣng giảm nhẹ trong năm 2012. Dƣ nợ thành phần này vẫn ở mức cao là do DSCV tăng cao trong năm 2012. Sở dĩ có sự chênh lệch đáng kể trong cơ cấu giữa 2 nhóm thành phần kinh tế nhƣ trên là do sự xác định đối tƣợng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng và do sự phát triển của địa phƣơng, đặc biệt là sau khi Vị Thanh trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh. Trong năm 2012, DSTN đối với cá nhân và hộ gia đình có tăng nhƣng thấp hơn nhiều so với DSCV tƣơng ứng, do vậy dƣ nợ 2012 tăng về giá trị lẫn tỷ trọng. Điều này có thể đƣợc giải thích là do tình hình sản xuất, kinh doanh của một bộ phận ngƣời dân trên địa bàn đang gặp khó khăn vì sự cạnh tranh, dẫn đến lợi nhuận có đƣợc không cao, không đảm bảo đƣợc việc trả nợ đúng hạn.

Nhìn chung khi đối tƣợng cho vay càng nhiều thì càng nhiều rủi ro xuất hiện nợ xấu. Nhƣ đã phân tích ở phần tín dụng theo ngành kinh tế, nợ xấu năm 2012 xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp với giá trị khoản nợ là 100 triệu đồng, tƣơng ứng với thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình. Nguyên nhân chính là do giá mía nguyên liệu trên địa bàn cuối năm 2012 giảm khiến ngƣời dân thua lỗ không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng.

4.2.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Bảng 4.12: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. DSCV ngắn hạn 268.152 100 385.746 100 435.238 100 117.594 43,85 49.492 12,83 - Cá nhân 29.414 10,97 23.983 6,22 39.255 9,02 (5.431) (18,46) 15.272 63,68 - Tổ chức 238.738 89,03 361.763 93,78 395.983 90,98 123.025 51,53 34.220 9,46 2. DSTN ngắn hạn 144.874 100 325.814 100 389.468 100 180.940 124,89 63.654 19,54 - Cá nhân 4.326 2,99 12.784 3,92 21.864 5,61 8.458 195,52 9.080 71,03 - Tổ chức 140.538 97,01 313.030 96,08 367.604 94,39 172.492 122,74 54.574 17,43 3. Dƣ nợ ngắn hạn 228.543 100 468.260 100 580.970 100 239.717 104,89 112.710 24,07 - Cá nhân 41.534 18,17 89.995 19,22 124.843 21,49 48.461 116,68 34.848 38,72 - Tổ chức 187.009 81,83 378.265 80,78 456.127 78,51 191.256 102,27 77.862 20,58

4. Nợ xấu ngắn hạn 0 - 0 - 270 100 0 - 270 -

- Cá nhân 0 - 0 - 270 100 0 - 270 -

- Tổ chức 0 - 0 - 0 0 0 - 0 -

a) Doanh số cho vay

Ngân hàng rất thận trọng khi ra quyết định cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân, nhất là những cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành chứa đựng nhiều rủi ro. Giá cả một số mặt hàng nông sản chủ đạo trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm nên những tháng đầu năm 2012 các khoản cho vay này giảm gần 18,46% so với cùng kỳ 2011. Đến năm 2013, DSCV ở nhóm khách hàng này tăng trở lại, chủ yếu là do nhu cầu vay vốn của các tiểu thƣơng trên địa bàn. DSCV ở nhóm khách hàng tổ chức tăng dần qua từng kỳ, đây là nhóm khách hàng quan trọng của Ngân hàng.

b) Doanh số thu nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy DSTN các thành phần kinh tế luôn tăng. Vẫn là DSTN ở các tổ chức chiếm tỷ trọng cao nhất vì đây là thành phần khách hàng chủ chốt của Ngân hàng, luôn đứng đầu về DSCV nên việc theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt quá trình thu hồi nợ đƣợc Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Cuối tháng 6 năm 2013, DSTN tổ chức đạt 367.604 triệu đồng. Cũng giống nhƣ các lý do đã phân tích ở những phần trên nên dẫn đến DSTN đối với cá nhân, hộ gia đình có tăng nhƣng giá trị và tỷ trọng không cao, cùng kỳ năm 2013 đạt 21.864 triệu đồng. Nhìn chung, DSTN tăng dần trong quá trình hoạt động xuất phát từ hiệu quả các chính sách của Ngân hàng: thực hiện tốt ngay từ khâu thẩm định lựa chọn khách hàng, ngoài ra mỗi cán bộ tín dụng đều đƣợc giao chỉ tiêu xử lý nợ tồn đọng, bên cạnh đó còn chủ động trực tiếp xuống thu nợ tại địa bàn mình phụ trách.

c) Dư nợ

Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 dƣ nợ của tất cả các thành phần đều tăng so với cùng kỳ những năm trƣớc. Do sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình luôn chịu tác động của nhu cầu thị trƣờng và những yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; nhất là những tháng cuối năm khi thị trƣờng và giá cả có nhiều biến động, ngƣời dân không trả đƣợc nợ đúng hạn nên dƣ nợ tồn đọng đến những tháng đầu năm. Cụ thể đạt 124.843 triệu đồng trong cùng kỳ 2013. Dƣ nợ của các tổ chức tăng là do DSCV trong kỳ tăng nhanh cộng thêm dƣ nợ từ những tháng cuối năm, thời điểm 2013 dƣ nợ đối với thành phần này là 456.127 triệu đồng. Một nguyên nhân khác cho sự gia tăng của dƣ nợ các thành phần kinh tế này là do tính đến thời điểm giữa năm 2013 Ngân hàng có nhiều khoản nợ chƣa đến hạn thu hồi.

d) Nợ xấu ngắn hạn

Qua bảng số liệu 6 tháng đầu năm 2011 – 2013, ta thấy trong ba năm này nợ xấu chỉ xuất hiện ở năm 2013, khoản nợ là 270 triệu đồng ở đối tƣợng khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Nhƣ đã phân tích ở phần số liệu phân theo các ngành nghề, nợ xấu giai đoạn này xuất hiện là do sản xuất nông nghiệp của nông dân và việc kinh doanh của các tiểu thƣơng trên địa bàn không mấy thuận lợi. Nguyên nhân là do giá mía nguyên liệu cuối năm 2012 giảm khiến ngƣời nông dân thua lỗ và các hoạt động mua bán thì kém sôi động vì giá cả

hàng hóa ngày càng tăng, ngƣời dân cũng dè dặt hơn trong chi tiêu, khiến lợi nhuận một số hộ kinh doanh giảm đi. Chính những điều này làm phát sinh nợ xấu do khách hàng không thanh toán đƣợc các khoản vay từ Ngân hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của VietinBank Hậu Giang nhƣ trên, ta thấy đƣợc tình hình hoạt động của Ngân hàng tƣơng đối ổn định do các chỉ tiêu đều gia tăng theo thời gian. Mặc dù cơ cấu tín dụng theo ngành nghề cũng nhƣ theo thành phần kinh tế có sự biến động nhƣng không nhiều, tỷ trọng giữa các thành phần và các ngành luôn đƣợc đảm bảo. Giá trị các chỉ tiêu qua các năm có sự thay đổi do tác động của các yếu tố bên ngoài lẫn sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn. Trong thời gian tới, để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mở rộng quy mô tín dụng thì Ngân hàng cần chú ý đến chất lƣợng hoạt động tín dụng, mà điển hình là việc hạn chế và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 80 - 86)