Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 67 - 80)

Ta lần lƣợt phân tích các chỉ tiêu trong ngắn hạn của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu của Ngân hàng theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế:

4.2.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2011, 2012

Nhìn chung, so với năm 2011 thì các chỉ tiêu này đều tăng, đáng quan tâm là đã xuất hiện nợ xấu vào năm 2012.

Bảng 4.9: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2011, 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch 2012/2011

2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. DSCV ngắn hạn 548.065 100 743.800 100 195.735 35,71 - Nông nghiệp 70.784 12,92 90.876 12,22 20.092 28,38 - CN – TTCN 349.162 63,71 410.506 55,19 61.344 17,57 - TM – DV 122.837 22,41 226.415 30,44 103.578 84,32 - Khác 5.282 0,96 16.003 2,15 10.721 202,97 2. DSTN ngắn hạn 245.002 100 616.928 100 371.926 151,81 - Nông nghiệp 26.163 10,68 60.516 9,81 34.353 131,30 - CN – TTCN 137.045 55,94 337.090 54,64 200.045 145,97 - TM – DV 80.140 32,71 209.955 34,03 129.815 161,99 - Khác 1.654 0,67 9.367 1,52 7.713 466,32 3. Dƣ nợ ngắn hạn 408.328 100 535.200 100 126.872 31,07 - Nông nghiệp 83.875 20,54 114.235 21,35 30.360 36,20 - CN – TTCN 238.627 58,44 312.043 58,3 73.416 30,77 - TM – DV 75.280 18,44 91.740 17,14 16.460 21,87 - Khác 10.546 2,58 17.182 3,21 6.636 62,92 4. Nợ xấu ngắn hạn 0 - 100 100 100 - - Nông nghiệp 0 - 100 100 100 - - CN – TTCN 0 - 0 0 0 -

- TM – DV 0 - 0 0 0 -

- Khác 0 - 0 0 0 -

Nguồn: Phòng KHDN VietinBank Hậu Giang

a) Doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn chung, DSCV ngắn hạn có xu hƣớng tăng. Điều này đƣợc giải thích là do đặc thù các ngành nghề kinh doanh hay hoạt động sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn thƣờng có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh nên nếu cần vốn thì họ chủ yếu vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng thực hiện chiến lƣợc kinh doanh, đầu tƣ tín dụng có chọn lọc theo nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa bàn. Chính điều này đã làm cho DSCV ngắn hạn tăng thêm khoảng 195,735 triệu đồng, cụ thể:

- Nông nghiệp

Doanh số cho vay trong nông nghiệp tăng thêm gần 28,38%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Hậu Giang đang xây dựng Chƣơng trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với trọng tâm là tập trung phát triển 10 sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh: bƣởi năm roi, cam sành, chanh không hạt, khóm, quýt đƣờng, xoài cát, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá lóc đồng, cá thát lát. Ngoài ra, lúa gạo, mía,… cũng là sản phẩm thế mạnh của Hậu Giang, trong đó cây mía đang giữ vai trò chủ lực ở vùng ĐBSCL. Nhờ sự quan tâm của Nhà nƣớc, những ứng dụng trong chƣơng trình IPM “3 giảm, 3 tăng”; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong canh tác lúa, cây ăn trái; hay tiêu chuẩn SQF 1000CM trên cá tra,…đã từng bƣớc nâng cao năng suất, chất lƣợng các mặt hàng nông sản, thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trƣờng. Chính vì thế ngƣời dân luôn có nhu cầu vay vốn rất lớn trong lĩnh vực này để đầu tƣ, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục này lại không cao do nhóm ngành này không phải là đối tƣợng khách hàng chính của Ngân hàng, mặt khác, nông dân trên địa bàn thƣờng có thói quen vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Trong các ngành kinh tế thì CN – TTCN chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn trên 50%) tổng doanh số cho vay ngắn hạn do đây là nhóm khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đƣợc thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều, ngoài ra với 2 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên nhu cầu vốn trên địa bàn là rất lớn. Mặt khác, cuộc vận động với khẩu hiệu “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt” nên đã thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất của mình. Đặc biệt là Ngân hàng từ khi thành lập đã hợp tác toàn diện với nhiều doanh nghiệp lớn nhƣ: Công ty TNHH Toyota, Công ty Huyndai, Công ty TNHH Thanh Ngọc, Công ty CP Lƣơng thực Hậu Giang,… Tất cả những điều này khiến doanh số cho vay tăng thêm mỗi năm, tăng khoảng 61,344 triệu đồng vào năm 2012.

- Thương mại – Dịch vụ

Thƣơng mại và dịch vụ là nhóm ngành không sản xuất ra hàng hóa nhƣng nó tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động TM – VD trên thị trƣờng, các chủ thể kinh doanh mua bán đƣợc sản phẩm, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất và nhƣ vậy hàng hóa sẽ lƣu thông, dịch vụ đƣợc thông suốt. Có thể nói nếu không có TM – DV thì sản xuất hàng hóa khó có thể phát triển đƣợc. Đây là khoản mục có cơ cấu cao thứ hai và là khoản mục có sự gia tăng tỷ trọng và giá trị cao nhất trong năm 2013 (tăng thêm 103.578 triệu đồng). Nguyên nhân là do trong thời gian qua lạm phát đã làm cho giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ tăng cao dẫn đến nhu cầu vốn của ngƣời dân tăng thêm khi đầu tƣ, mua hàng hóa đầu vào, nhất là dịp lễ Tết. Mặt khác, vị trí của Ngân hàng năm ở trung tâm chợ Vị Thanh và ngày càng có nhiều hộ chuyển sang mua bán nhỏ lẻ, kinh doanh các loại hình dịch

vụ nên số khách hàng vay vốn ở Ngân hàng cũng tăng lên. Chính những điều đó đã làm DSCV trong lĩnh vực này tăng mạnh.

- Khác

Ngoài những ngành nghề chủ yếu nhƣ trên thì để làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng và đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều khách hàng nên VietinBank Hậu Giang còn cho vay nhiều đối tƣợng khác nhƣ: cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng chẳng hạn nhƣ mua sắm thiết bị, đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà ở,… Đây là lĩnh vực cho vay chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng DSCV của Ngân hàng nhƣng đã tăng thêm gần 10.721 triệu đồng (tƣơng đƣơng 202,97%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhu cầu mua sắm trong những dịp lễ Tết, số công trình xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng lên trong năm 2012 dẫn đến nhu cầu vay vốn cũng tăng.

b) Doanh số thu nợ ngắn hạn

Đối với bất kì một hoạt động kinh doanh nào khi bỏ vốn ra thì phải có lời, tức là phải thu đƣợc lợi nhuận thì việc kinh doanh mới có hiệu quả. Hoạt động của Ngân hàng cũng nhƣ vậy, việc cho vay dù đạt doanh số cao thế nào đi nữa nhƣng nếu công tác thu hồi nợ không đƣợc hoặc quá thấp thì hiệu quả hoạt động cũng không tốt, bởi vì mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là vốn tín dụng phải đƣợc bảo toàn và phải có một số tiền lời sinh ra từ số vốn đã bỏ ra, nhất là đối với hoạt động TDNH. Do đó, song song với việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng hết sức quan trọng. Vì nó thể hiện khả năng phân tích, đánh giá chính xác của cán bộ tín dụng khi thẩm định khách hàng; ngoài ra, nó cũng cho biết hiệu quả của việc cấp tín dụng và đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích tình hình DSTN:

Nhìn chung, DSTN đều tăng mạnh ở tất cả các nhóm ngành. Cụ thể:

- Nông nghiệp

Ta thấy lĩnh vực cho vay nông nghiệp thƣờng có rủi ro cao vì không những phụ thuộc vào yếu tố thị trƣờng, yếu tố con ngƣời mà còn phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết không thuận lợi có thể gây thất hoặc mất mùa, dịch bệnh thì dù ngƣời vay có muốn trả nợ cũng không thể. Hơn nữa, mất mùa hay dịch bệnh thƣờng mang tính chất đồng loạt theo từng vùng nên rủi ro cho Ngân hàng không nhỏ. Tuy nhiên, năm 2012, Ngân hàng đã thu hồi đƣợc khoảng 60.516 triệu đồng ở lĩnh vực nông nghiệp (tăng thêm 131,30%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 lãi suất cho vay hạ nhiệt, cuối năm chỉ còn 12% theo thông tƣ số 33/2012/TT-NHNN. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phƣơng rất quan tâm đến đời sống ngƣời dân, trong năm Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức 123 lớp dạy nghề, triển khai xây dựng 10 Dự án khuyến nông, 470 cuộc tập huấn và 28 cuộc tọa đàm về khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập cho ngƣời nông dân. Một nguyên nhân quan trọng khác là do Ngân hàng chủ động thƣờng xuyên cử cán bộ tín dụng đến tận địa phƣơng kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Nhóm ngành này là khách hàng chủ yếu của VietinBank Hậu Giang nên DSTN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn trên 50%). Năm 2012, DSTN đạt đƣợc 337.090 triệu đồng (tăng gần 145,97%), điều này là do các doanh nghiệp vay vốn tại VietinBank đều đƣợc thẩm định rất kỹ càng nên hầu hết các doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, nhờ hiệu ứng tích cực từ cuộc vận động “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt” nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt đƣợc kết quả khả quan, từ đó có đƣợc nguồn tiền trả nợ vay.

- Thương mại – Dịch vụ

Năm 2012, hòa chung với xu thế phát triển của toàn tỉnh, hoạt động TM – DV cũng có xu hƣớng tăng trƣởng. Các hoạt động kinh doanh, mua bán lẻ; các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,… xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn và hầu hết đƣợc ngƣời dân đón nhận. Cùng với chiến lƣợc kinh doanh an toàn, thận trọng khi ra quyết định cho vay của Ngân hàng. Chính vì thế đã góp phần đảm bảo sự gia tăng trong DSTN ở nhóm ngành này, đạt 209.955 triệu đồng trong năm 2012.

- Khác

Cũng giống nhƣ DSCV, các ngành này cũng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu DSTN nhƣng lại có mức tăng trƣởng mạnh và nhiều nhất trong các ngành (năm 2012 tăng thêm 466,32%). Vì các khoản mục vay tiêu dùng, sửa chữa nhà ở đã đến hạn thu hồi nhiều và các cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã thực hiện tốt ngay từ công tác thẩm định đến công tác thu hồi nợ.

c) Dư nợ ngắn hạn

Dƣ nợ ngắn hạn là kết quả của quá trình cho vay và thu nợ ngắn hạn đối với khách hàng. Dƣ nợ ngắn hạn phản ánh số vốn mà Ngân hàng vẫn còn cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo. Do đó, chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng.

Nhìn chung dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng đều tăng ở tất cả các nhóm ngành. Điều này là do Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng để áp ứng nhu cầu của khách hàng, vì phần lớn dân cƣ trên địa bàn chủ yếu sống bằng nghề nông hoặc buôn bán nhỏ lẻ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, khả năng hoàn vốn nhanh nên nhu cầu vốn ngắn hạn rất lớn.

- Nông nghiệp

Ta thấy dƣ nợ của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dƣ nợ ngắn hạn, chỉ sau các ngành CN – TTCN. Trong năm 2012, DSCV tăng, cùng với đó là sự quản lý sát sao của BGĐ Ngân hàng đối với nhóm ngành nhiều rủi ro này, các cán bộ tín dụng cũng hoàn thành tốt công tác thu nợ nên tuy dƣ nợ có tăng nhƣng tốc độ tăng vẫn thấp hơn so với DSCV. Năm 2012, dƣ nợ nhóm ngành này là 112.235 triệu đồng (chiếm 21,35%).

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Ngay từ khi thành lập, mục đích chính của Ngân hàng là cung cấp vốn giúp các ngành công thƣơng nghiệp trên địa bàn phát triển. Năm 2012, dƣ nợ các ngành này là 312.043 triệu đồng, dƣ nợ có tăng nhƣng tỷ trọng đã giảm so với năm 2011, do DSCV tăng mạnh và thu nợ cũng đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, đây là ngành cho vay chủ lực vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách mới để mở rộng hơn nữa quy mô tín dụng, duy trì quan hệ tốt với các khách hàng cũ và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.

- Thương mại – Dịch vụ

Sang năm 2012, mặc dù dƣ nợ có tăng nhƣng tốc độ tăng là chậm nhất, cơ cấu dƣ nợ của các ngành này cũng giảm. Điều này là do các nhân viên Ngân hàng đã thực hiện tốt từ khâu thẩm định, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó là sự thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh, mua bán lẻ và dịch vụ đã giúp các khách hàng có điều kiện trả nợ đúng hạn. Năm 2012, dƣ nợ là 91.740 triệu đồng (khoảng 17,14%).

- Khác

So với các ngành thì dƣ nợ các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dƣ nợ nhƣng có tốc độ tăng nhanh nhất trong năm 2012 (tăng thêm 62,92%). Lý do của sự tăng trƣởng này là do DSCV nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sửa chữa nhà ở,… của ngƣời dân tăng cao làm dƣ nợ cũng tăng theo. Nhƣng nhìn chung sự tăng trƣởng này là điều đáng mừng vì cho thấy Ngân hàng đã và đang đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ, mở rộng thị phần. Ta thấy tuy dƣ nợ năm 2012 có tăng nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của số tiền giải ngân, cho thấy chính sách thận trọng của Ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng đã phát huy tác dụng khá tốt.

d) Nợ xấu ngắn hạn

Bất cứ Ngân hàng nào khi cấp tín dụng đều mong muốn thu đƣợc nợ và lãi đúng hạn, khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới đƣợc xem là hoàn tất và Ngân hàng đạt đƣợc mục đích là tạo ra lợi nhuận. Nợ xấu là những khoản nợ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Trong Ngân hàng nợ xấu bắt đầu xuất hiện ở lĩnh vực nông nghiệp với khoản nợ là 100 triệu đồng. Cũng không ngạc nhiên khi nhóm ngành này vốn chứ đựng nhiều rủi ro và trong năm giá mía nguyên liệu giảm nên một số hộ nông dân bị thua lỗ dẫn đến không thể trả đƣợc nợ. Trong quá trình hoạt động, đến năm 2012 thì Ngân hàng mới xuất hiện nợ xấu nhƣng không cao lắm, cho thấy những nỗ lực hạn chế nợ xấu và phƣơng châm hoạt động “an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững” của Ngân hàng là hƣớng đi đúng đắn. Các khoản nợ xấu trên đều có tài sản đảm bảo nên vẫn đảm bảo thu hồi đƣợc khoản nợ vay nếu khách hàng mất khả năng trả nợ.

4.2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Nhƣ đã phân tích ở trên, lãi suất cho vay ngày càng giảm, giúp ngƣời dân có nhiều cơ hội vay vốn đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Vào những tháng đầu năm 2013, hoạt động của Ngân hàng cơ bản đã bình ổn và đi vào quỹ đạo hơn so với những ngày đầu thành lập; trần lãi suất đƣợc ấn định bằng văn bản pháp luật đã thực sự thể hiện đƣợc hiệu quả của nó, từ đó ngƣời đi vay đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng, nhất là vốn ngắn hạn để bù đắp kịp thời sự thiếu hụt vốn. Dƣới đây là số liệu trong 6 tháng đầu năm 2011 – 2013:

Bảng 4.10: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)