Tổng quan về hoạt động tín dụng của VietinBank Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 59 - 67)

4.2.1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng trong năm 2011, 2012

Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm cho tín dụng ngắn hạn (có thời hạn đến 12 tháng) và tín dụng trung – dài hạn (có thời hạn trên 12 tháng). Bảng số liệu sau thể hiện tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank Hậu Giang trong giai đoạn 2011 – 2012:

Bảng 4.7: Tình hình hoạt động tín dụng năm 2011, 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. DSCV 570.603 100 812.801 100 242.198 42,45 - Ngắn hạn 548.065 96,05 743.800 91,51 195.735 35,71 - Trung - dài hạn 22.538 3,95 69.001 8,49 46.463 206,15 2. DSTN 252.335 100 641.208 100 388.873 154,11 - Ngắn hạn 245.002 97,09 616.928 96,21 371.926 151,81 - Trung - dài hạn 7.333 2,91 24.280 3,79 16.947 231,11 3. Dƣ nợ 428.752 100 600.345 100 171.593 40,02 - Ngắn hạn 408.328 95,24 535.200 89,15 126.872 31,07 - Trung - dài hạn 20.424 4,76 65.145 10,85 44.721 218,96 4. Nợ xấu 0 - 100 100 100 - - Ngắn hạn 0 - 100 100 100 - - Trung - dài hạn 0 - 0 0 0 -

Nguồn: Phòng KHDN VietinBank Hậu Giang

a) Doanh số cho vay - Ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng nên DSCV ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với DSCV trung – dài hạn (luôn trên 91%). Năm 2012, DSCV ngắn hạn tăng thêm gần 35,71%. Nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, xăng dầu,… tăng liên tục gây không ít khó khăn cho ngƣời dân. Trong khi đó, nền kinh tế của Hậu Giang đang dần phát triển do địa phƣơng đang có thêm nhiều chính sách thu hút đầu tƣ, số lƣợng cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã,... tăng nhanh qua các năm. Vì thế, muốn duy trì sản xuất, kinh doanh thì

phƣơng án tối ƣu cho khách hàng là vay vốn Ngân hàng. Mà phần lớn khách hàng của Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu vay vốn nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời trong quá trình sản xuất, kinh doanh; các tiểu thƣơng trên địa bàn vay để mua hàng hóa kinh doanh; và các hộ nông dân cần vốn để mua cây giống, con giống, phân bón,… theo mùa vụ. Vì thế họ chủ yếu lựa chọn phƣơng thức vay vốn ngắn hạn.

- Trung – dài hạn

Cho vay trung – dài hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vay vốn có thời gian thu hồi vốn lâu nhƣ: xây dựng nhà, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, cho vay các đối tƣợng đi xuất khẩu lao động,… Trong tổng DSCV, khoản vay này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ do khách hàng thƣờng chỉ vay vốn với khoản vay nhỏ hoặc vay theo mùa vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh (thƣờng là dƣới 12 tháng) nên chủ yếu lựa chọn kỳ hạn ngắn thay vì kỳ hạn dài để vay. Năm 2012, khoản cho vay này tăng mạnh, tăng thêm gần 206,15%, tỷ trọng cũng tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do những lần NHNN điều chỉnh giảm lãi suất, cụ thể năm 2012 đã có 6 lần. Vì thế, khách hàng, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn cần mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tƣ thêm máy móc, công nghệ, nhà xƣởng,… đã có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay này.

b) Doanh số thu nợ

DSTN là một chỉ tiêu quan trọng vì nếu DSCV tăng nhanh nhƣng DSTN giảm thì việc tăng trƣởng này là chƣa tốt vì nó làm tăng tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu, từ đó ảnh hƣởng xấu đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các khoản mục DSTN năm 2012 tăng cao so với năm 2011. Cụ thể:

- Ngắn hạn

Cũng nhƣ DSCV, chỉ tiêu DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN (trên 96%). Vì thế, việc thu hồi gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng là một tín hiệu tốt cho hoạt động TDNH của Ngân hàng. Cho vay đúng đối tƣợng, ngƣời đi vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, từ đó mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và ngƣời đi vay nói riêng, mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế của địa phƣơng nói chung. Năm 2012 tăng thêm gần 151,81%. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn tăng, mà đối tƣợng của các khoản vay này là các doanh nghiệp, tiểu thƣơng, nông dân; họ vay vốn vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc đầu mùa vụ, đến khi hết vụ hoặc cuối chu kỳ sau khi thu hồi vốn sẽ trả nợ cho Ngân hàng.

- Trung – dài hạn

DSTN không chiếm tỷ trọng cao (từ 2% - 4%) một mặt là do DSCV trung – dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, mặt khác là do hầu hết các khoản vay thời hạn này của Ngân hàng chƣa đến hạn thu hồi. Trong năm 2012, DSTN trung – dài hạn tăng thêm gần 231,11%. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này chủ yếu là do Ngân hàng thu hồi đƣợc các khoản vay trung hạn đã cho vay trong thời gian trƣớc.

c)Dư nợ

Dƣ nợ phản ánh tình hình cho vay và thu nợ nhƣ thế nào tại thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số tiền Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng, có thể nói dƣ nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng.

- Ngắn hạn

Năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn tăng thêm 126.872 triệu đồng, điều này là do nhu cầu vốn ngắn hạn tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến DSCV ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng nhanh, bên cạnh đó, ngân hàng tiến hành nhiều biện pháp thu nợ có hiệu quả, làm cho DSTN ngắn hạn cũng tăng trƣởng tƣơng ứng với DSCV ngắn hạn, vì vậy dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng trƣởng tƣơng ứng theo hai doanh số trên.

- Trung – dài hạn

Năm 2012, dƣ nợ trung – dài hạn tăng thêm gần 218,96%, nguyên nhân là vì DSCV trung – dài hạn có sự tăng trƣởng do lãi suất giảm và nhu cầu vay vốn xuất khẩu lao động của một bộ phận ngƣời dân Hậu Giang, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt khác còn do hầu hết các khoản vay này chƣa đến hạn thu hồi nên cũng khiến dƣ nợ tăng.

d)Nợ xấu

Trong kinh tế, bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, đối với Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, cùng với mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiền tệ mang đến thì độ rủi ro từ hoạt động này cũng tƣơng ứng. Ngân hàng có rất nhiều rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,… và đặc biệt là rủi ro tín dụng, mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ xấu. Nợ xấu không chỉ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, mọi Ngân hàng đều cố gắng giảm nợ xấu xuống đến mức tối thiểu.

Nhƣ ta đã biết, VietinBank Hậu Giang là một chi nhánh trẻ nên nợ xấu chỉ mới xuất hiện ở các khoản cho vay ngắn hạn, vì hầu hết các khoản vay trung – dài hạn đều chƣa đến hạn thu hồi hoặc chƣa đủ điều kiện để chuyển nhóm thành nợ xấu. Trong hoạt động của Ngân hàng, nợ xấu bắt đầu xuất hiện từ năm 2012 với số dƣ nợ xấu là 100 triệu đồng. Nguyên nhân ngành nông nghiệp tỉnh gặp khó khăn, cụ thể là từ việc giá mía nguyên liệu trên địa bàn bị giảm nên khiến một bộ phận nông dân không hoàn trả đƣợc vốn vay, làm phát sinh nợ xấu.

4.2.1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Bảng 4.8: Tình hình hoạt động tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. DSCV 281.421 100 415.123 100 469.495 100 133.702 47,51 54.372 13,10 - Ngắn hạn 268,152 95,29 385,746 92,92 435,238 92,70 117.594 43,85 49.492 12,83 - Trung - dài hạn 13,269 4,71 29.377 7,08 34.257 7,30 16.108 121,40 4.880 16,61 2. DSTN 150.116 100 335.904 100 419.866 100 185.788 123,76 83.962 25,00 - Ngắn hạn 144,874 96,51 325,814 97,00 389,468 92,76 180.940 124,89 63.654 19,54 - Trung - dài hạn 5,242 3,49 10,090 3,00 30,398 7,24 4.838 92,29 20.308 101,27 3. Dƣ nợ 241.789 100 507.971 100 649.974 100 266.182 110,09 142.003 27,95 - Ngắn hạn 228,543 94,52 468,260 92,18 580,970 89,38 239.717 104,89 112.710 24,07 - Trung - dài hạn 13,246 5,48 39.711 7,82 69.004 10,62 26.465 199,80 29.293 73,77

4. Nợ xấu 0 - 0 - 270 100 0 - 270 -

- Ngắn hạn 0 - 0 - 270 100 0 - 270 -

- Trung - dài hạn 0 - 0 - 0 100 0 - 0 -

a) Doanh số cho vay - Ngắn hạn

DSCV ngắn hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 ngày càng tăng, cuối tháng 6 năm 2013 đã đạt 435.238 triệu đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng đặc biệt là các khách hàng là doanh nghiệp, tiểu thƣơng vay cho mục đích bổ sung vốn sản xuất, kinh doanh, nhất là khi tình hình kinh tế trên địa bàn đang có những bƣớc chuyển mới.

- Trung – dài hạn

Tỷ trọng khoản vay này thấp là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, với sự thận trọng cao nên Ngân hàng hạn chế cho vay kỳ hạn dài vì rủi ro cao cho Ngân hàng do thời gian thu hồi vốn lâu, khó theo dõi các khoản vay nên dễ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích. Mặt khác, do tâm lý chung của ngƣời dân là sợ nợ nên họ cũng hạn chế lựa chọn kỳ hạn này để vay. Tuy nhiên, khi mặt bằng lãi suất hạ, nhu cầu vay vốn vào các mục đích dài hạn tăng cũng làm cho DSCV này tăng dần lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng, đến 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng lên đạt 34.257 triệu đồng.

b) Doanh số thu nợ - Ngắn hạn

DSCV ngắn hạn của Ngân hàng luôn tăng trƣởng qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do các khoản mà Ngân hàng cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng thực hiện tốt quy trình cho vay từ công tác thẩm định cho đến quản lý món vay sau khi giải ngân và tiến hành thu nợ. Ngoài ra, cùng với sự nỗ lực của Ngân hàng thì tình hình kinh tế của ngƣời đi vay cũng tác động đến doanh số thu nợ ngắn hạn. Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành đến với lĩnh vực nông nghiệp, và nông thôn nên thu nhập của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Trong sản xuất kinh doanh, ngƣời dân đƣợc chuyển giao khoa học – kỹ thuật, phƣơng thức sản xuất,… nên năng suất tăng cao, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Trung – dài hạn

Ngoài việc do tỷ trọng DSCV trung – dài hạn không cao, DSTN trung – dài hạn thấp còn là do các khoản vay này chƣa đến hạn, nhất là trong 6 tháng 2011. Sang cùng kỳ các năm tiếp theo, doanh số này tăng dần là do các khoản nợ trung hạn trƣớc đó tới hạn thu hồi. Ngoài ra, do có nhiều chính sách ƣu đãi, chăm sóc khách hàng vì thế hầu hết các khách hàng đều muốn duy trì quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng nên hoàn trả vốn đúng thời gian để có thể tiếp tục vay vốn ở những lần tiếp theo.

c) Dư nợ - Ngắn hạn

Dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng trƣởng qua các năm cho thấy tình hình TDNH của Ngân hàng đang phát triển theo chiều hƣớng tốt, Ngân hàng đã thực hiện công tác mở rộng cho vay có hiệu quả. Tuy dƣ nợ ngắn hạn thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng, nhƣng nó cũng thể hiện đƣợc các món vay chƣa thu hồi của Ngân hàng. Vì vậy, tuy dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng là tốt, nhƣng Ngân hàng vẫn phải quan tâm nhiều đến DSTN ngắn hạn của mình, không để phát sinh nhiều món nợ quá hạn, dẫn đến một nguyên nhân làm cho dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng cao.

- Trung – dài hạn

Số dƣ nợ trung – dài hạn tăng qua từng kỳ cho thấy Ngân hàng đang tăng dần việc cho vay ở thời hạn này. Ngoài ra, các món nợ chƣa tới hạn cũng khiến số dƣ nợ trung – dài hạn tăng lên. Vì DSCV trung – dài hạn chiếm tỷ trọng không cao nên tỷ trọng dƣ nợ của kỳ hạn này cũng thấp, tuy nhiên trong cùng kỳ 2011 – 2013 đã tăng từ 5,48% lên 10,62%.

d) Nợ xấu

Xét trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013, nợ xấu chỉ có ở cùng kỳ 2013 với số dƣ nợ xấu là 270 triệu đồng. Nguyên nhân là do giá mía nguyên liệu giai đoạn này tiếp tục giảm khiến ngƣời nông dân thất thu, vì vậy các khoản nợ xấu còn gia hạn từ cuối năm trƣớc không thể thu hồi lại đƣợc, thêm vào đó là sự tăng trƣởng của DSCV ngắn hạn ở lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ đã làm phát sinh thêm một số món nợ xấu do DSTN bị giảm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 59 - 67)