Phân tích tình hình huy động vốn của VietinBank Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 59)

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, bởi vì tất cả các hoạt động của Ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn, mà chủ yếu là vốn huy động. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng, ta tiến hành phân tích hoạt động này theo chủ thể và theo kỳ hạn.

4.1.2.1 Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể

Vốn huy động của Ngân hàng đƣợc hình thành từ tiền gửi dân cƣ, tiền gửi của tổ chức kinh tế và các khoản tiền gửi khác. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo chủ thể năm 2011, 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch 2012/2011

2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- TG dân cƣ 147.123 78,74 196.312 76,59 49.189 33,43

- TG tổ chức kinh tế 39.731 21,26 60.005 23,41 20.274 51,03

Tổng vốn huy động 186.854 100 256.317 100 69.463 37,18

Nguồn: Phòng KHDN VietinBank Hậu Giang

- Tiền gửi dân cư:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động là tiền gửi từ dân cƣ, luôn trên 76%, do đây là hình thức huy động truyền thống của hầu hết các Ngân hàng và là nguồn huy động khá ổn định. Thông thƣờng giá trị của các khoản tiền gửi cá nhân thƣờng nhỏ nhƣng do huy động từ số đông nên đã mang lại nguồn vốn khá lớn cho Ngân hàng. Từ năm 2011 đến năm 2012, khoản tiền gửi này đã tăng thêm 49.189 triệu đồng (gần 33,43%). Nguyên nhân là do nắm đƣợc đặc điểm tiền gửi của nhóm khách hàng này chủ yếu để nhận lãi suất nên Ngân hàng đã chủ động đa dạng hóa các hình thức cũng nhƣ các biện pháp huy động nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Các biện pháp mà Ngân hàng đã thực hiện là tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mở rộng các chiến lƣợc tiếp thị trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, đa dạng các hình thức khuyến mãi, quà tặng, các chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng hấp nhƣ: “Thần tài đón chào – Lộc vào tận cửa”, “ Rồng vàng phát lộc – Sung túc cả năm”, “Gửi tiền ngay – Quay trúng thƣởng”,… Về hình thức huy động, để thu hút khách hàng Ngân hàng cũng đã áp dụng nhiều hình thức đa dạng về thời gian và lãi suất nhằm phù hợp với nhiều đối tƣợng khác nhau, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

- Tiền gửi tổ chức kinh tế:

Đây chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền cho các đối tác mà không nhằm mục đích sinh lời và thƣờng không ổn định nên tỷ trọng chỉ dao động trong khoảng 21% – 24%. Với 2 khu

công nghiệp (Tân Phú Thạnh và Sông Hậu), 8 cụm tiểu thủ công nghiệp, cùng với số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói chung và cụ thể là Thành phố Vị Thanh đƣợc thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều, kéo theo đó là nhu cầu thanh toán tiền hàng lẫn nhau cũng tăng lên. Do dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng có nhiều tính năng tiện lợi và nhanh chóng nên ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của các tổ chức kinh tế. Bằng chứng là năm 2012 khoản tiền gửi này đã tăng thêm trên 51% so với năm 2011. Điều này cho thấy Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng trong việc quảng bá sản phẩm dịch vụ đến đến các doanh nghiệp, góp phần gia tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng với chủ trƣơng của NHNN. Ngoài ra, thời gian qua Ngân hàng đã mở rộng mạng lƣới thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại,… thông qua tài khoản ATM và phối hợp với Trƣờng Cao đẳng Cộng Đồng Hậu Giang trong việc thu học phí.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2012, trƣớc tình hình cạnh tranh gay gắt, huy động vốn của hầu hết các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, mà trần lãi suất là một trở ngại chính, cụ thể trong năm 2012 NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất. Tuy nhiên, với việc tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, bên cạnh đó là phong cách phục vụ ân cần, chu đáo, chuyên nghiệp không những giữ chân khách hàng cũ mà còn tạo thêm uy tín thu hút khách hàng mới. Kết quả là, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng thêm gần 69.463 triệu đồng (tƣơng đƣơng 37,18%), cho thấy mặc dù là chi nhánh mới thành lập nhƣng với những nỗ lực đáng ghi nhận của Ngân hàng nói chung và Phòng Tín dụng nói riêng, VietinBank Hậu Giang đã thành công trong việc khẳng định vị trí và tạo dựng đƣợc lòng tin từ khách hàng.

b) Tình hình huy động vốn theo chủ thể trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Sang năm 2013, trong bối khó khăn vì chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động vốn của Ngân hàng vẫn tăng trƣởng và đạt đƣợc một số kết quả sau:

Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động theo chủ thể trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- TG dân cƣ 120.834 78,40 173.569 75,73 200.687 69,90 52.735 43,64 27.118 15,62

- TG tổ chức kinh tế 33.299 21,60 55.617 24,27 86.430 30,10 22.318 67,02 30.813 55,40

Tổng vốn huy động 154.133 100 229.186 100 287.117 100 75.053 48,69 57.931 25,28

- Tiền gửi dân cư

Nhìn chung, các khoản vốn huy động theo chủ thể đều tăng, trong đó, tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất (dao động từ 69% - 78% tổng vốn huy động). Để thu hút khách hàng và tăng tính cạnh tranh, biện pháp đa dạng thời hạn và lãi suất tiền gửi cũng nhƣ các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn tiếp tục đƣợc Ngân hàng áp dụng. Riêng năm 2013, Ngân hàng đã triển khai chƣơng trình khuyến mãi tiền gửi “Xuân Phú Quý” từ ngày 2/1 đến 30/3/2013 với nhiều giải thƣởng hấp dẫn, khách hàng chỉ cần có số tiền tiết kiệm tối thiểu là 5 triệu đồng/ 250USD/ 250EUR là có thể tham gia. Ngoài ra, các hoạt động ý nghĩa nhƣ tặng quà nhân dịp lễ tết; tri ân khách hàng nữ ngày 8/3,… giúp tạo mối liên hệ bền chặt với khách hàng. Tuy nhiên, ngƣời dân trong vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên mặc dù đƣợc mùa dẫn đến lƣợng tiền nhàn rỗi nhiều nhƣng do kinh tế có nhiều biến động, giá cả tăng cao và lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm dần nên việc gửi tiền tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn và không còn đƣợc nhiều ngƣời dân địa phƣơng lựa chọn nhƣ trƣớc. Điều đó dẫn đến khoản tiền huy động đƣợc từ kênh này tuy có tăng nhƣng tốc độ tăng đang giảm dần, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 lƣợng vốn huy động đƣợc chỉ tăng thêm 15,62%. Tỷ trọng kênh huy động này cũng đang có xu hƣớng giảm dần, từ 78,4% năm 2011 giảm xuống còn 69,9% trong cùng kỳ 2013.

- Tiền gửi tổ chức kinh tế

Ngƣợc lại, trong những tháng đầu năm, tiền gửi tổ chức kinh tế tăng dần về giá trị cũng nhƣ tỷ trọng, đạt đƣợc điều này là do nắm bắt đƣợc nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn, Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm, phân loại đối tƣợng (khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông); từ đó có những chính sách chăm sóc cụ thể đối với mỗi nhóm khách hàng; bên cạnh đó còn tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho khách hàng khi giao dịch, tạo sự hài lòng cao nhất. Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tục phối hợp với Trƣờng Cao Đẳng Cộng Đồng Hậu Giang, công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc – Công trình đô thị Hậu Giang, chi nhánh Viettel Hậu Giang,… trong việc thu học phí, thu tiền nƣớc, cƣớc viễn thông…

Tóm lại, trong thời gian qua, sự xuất hiện thêm của nhiều chi nhánh Ngân hàng mới và sự tồn tại lâu năm của những Ngân hàng cũ khác trong địa bàn mang lại những khó khăn nhất định cho VietinBank Hậu Giang, thị phần của Ngân hàng bị giảm đáng kể và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhƣng nhờ những nỗ lực nâng cao uy tín cũng nhƣ các giải pháp, chiến lƣợc phù hợp, đề cao nhân tố con ngƣời đối với việc quyết định sự thành công trong kinh doanh, luôn tìm hiểu và có những chính sách thu hút đánh đúng tâm lý của khách hàng mà hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã thu đƣợc những kết quả khả quan.

Với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tối đa cho khách hàng nhằm tăng khả năng huy động vốn, VietinBank Hậu Giang thực hiện nghiệp vụ huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: không kỳ hạn, có kỳ hạn (dƣới 12 tháng, trên 12 tháng).

a) Vốn huy động theo kỳ hạn trong năm 2011, 2012

Bảng 4.5: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn trong năm 2011, 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch 2012/2011

2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- Không kỳ hạn 25.469 13,63 52.101 20,33 26.632 104,57

- Có kỳ hạn 161.385 86,37 204.216 79,67 42.831 26,54

+ Dƣới 12 tháng 125.087 66,94 165.749 64,67 40.662 32,51

+ Trên 12 tháng 36.298 19,43 38.467 15,01 2.169 5,98

Tổng vốn huy động 186.854 100 256.317 100 69.463 37,18

Nguồn: Phòng KHDN VietinBank Hậu Giang

- Tiền gửi không kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào Ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: đảm bảo an toàn, hƣởng các dịch vụ thanh toán, tích lũy đầu tƣ,… Dễ thấy khoản tiền này đƣợc gửi không vì mục đích sinh lời với lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Đây cũng là nguồn vốn không ổn định do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này đã tăng gần 105,57% so với năm 2011, điều này cũng dễ giải thích vì chiếm đa số trong khoản mục này là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, mà trong năm 2012 số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, vì thế lƣợng tiền gửi này cũng tăng theo do nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng cao. Xét về cơ cấu, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn cũng tăng do bƣớc sang năm 2012 lƣợng tiền gửi này tăng mạnh hơn so với tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi có kỳ hạn:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn vẫn là tiền gửi có kỳ hạn, trong đó chủ yếu là kỳ hạn ngắn (luôn trên 60%). Nguồn vốn này luôn là mục tiêu của chi nhánh, giúp chi nhánh chủ động hơn trong vấn đề sử dụng vốn của khách hàng. Năm 2012, nguồn vốn có kỳ hạn tăng thêm khoảng 26,54%, trong đó tăng nhiều nhất vẫn là các loại kỳ hạn dƣới 12 tháng do đây là loại tiền gửi đƣợc khách

hàng tại địa bàn ƣa chuộng hơn. Sở dĩ khách hàng đa phần chọn các kỳ hạn dƣới 12 tháng vì sẽ giúp khách hàng linh hoạt trong quản lý tiền gửi tránh đƣợc sự mất giá đồng tiền do sự biến động của thị trƣờng. Hơn nữa khi có nhu cầu sử dụng, phải rút ra thì lãi suất đƣợc hƣởng lúc đó chỉ đƣợc tính là không kỳ hạn, nhƣ thế khách hàng sẽ phải chịu thiệt. Do đó khách hàng thƣờng chọn gửi các thời hạn ngắn để nếu có hết kỳ hạn thì số tiền lập tức sẽ đƣợc chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất tƣơng ứng. Ngƣợc lại, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng không nhiều trong năm 2012. Nguyên nhân là do đây là loại tiền gửi với thời gian dài, mặc dù lãi suất cao nhƣng do tình hình kinh tế không ngừng biến động nên hiện tƣợng mất giá của đồng tiền là không tránh khỏi, vì vậy đã sinh ra tâm lý e ngại của khách hàng đối với loại kỳ hạn này.

b) Vốn huy động theo kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- Không kì hạn 17.680 11,47 48.596 21,20 57.912 20,17 30.916 174,86 9.316 19,17

- Có kì hạn 136.453 88,53 180.590 78,80 229.205 79,83 44.137 32,35 48.615 26,92

+ Dƣới 12 tháng 103.694 67,28 142.130 62,02 186.530 64,97 38.436 37,07 44.400 31,24

+ Trên 12 tháng 32.759 21,25 38.460 16,78 42.675 14,86 5.701 17,40 4.215 10,96

Tổng vốn huy động 154.133 100 229.186 100 287.117 100 75.053 48,69 57.931 25,28

Sang năm 2013, mặc dù trong bối cảnh các Ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt về huy động vốn và các mức lãi suất huy động bị áp trần, mặt khác NHNN đã thêm 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động, nhƣng các khoản mục tiền gửi đều tăng lên. Tuy vậy, xét về cơ cấu thì có sự thay đổi. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có chiều hƣớng giảm trong khi tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và đang tăng. Trong đó, các loại kỳ hạn dƣới 12 tháng vẫn tăng nhƣng các khoản mục tiền gửi trung và dài hạn giảm. Nguyên nhân chính vẫn do tình hình biến động mạnh về giá cả hàng hóa, xăng dầu, tình trạng thất nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là hiện tƣợng mất giá của đồng tiền nên dẫn đến tâm lý e ngại của khách hàng mặc dù lãi suất cao hơn so với ngắn hạn.

Trƣớc sự biến động của thị trƣờng tài chính nhƣng doanh số huy động đƣợc ngày càng tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từng bƣớc nâng cao thị phần huy động vốn cũng nhƣ vị thế của Ngân hàng trên địa bàn. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn này nên Ngân hàng luôn nỗ lực đẩy mạnh công tác huy động từ nhiều đối tƣợng khách hàng, đảm bảo sự tăng trƣởng. Bằng nhiều biện pháp thiết thực nhƣ khuyến mãi, đa dạng hóa các sản phẩm, gia tăng tiện ích cho khách hàng, các chƣơng trình chăm sóc khách hàng… đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực, làm tăng đáng kể lƣợng vốn huy động vào Ngân hàng. Từ những kết quả đạt đƣợc, Ngân hàng càng cần có những chính sách phù hợp hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều lƣợng tiền gửi vào Ngân hàng, nhất là những khoản tiền gửi có kỳ hạn nhằm tăng tính tự chủ trong sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng. Mặt khác, tăng huy động từ tiền gửi không kỳ hạn cũng là điều có lợi cho Ngân hàng, vì loại tiền gửi này có lãi suất và chi phí thấp hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và dự báo doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)