5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đối vớ
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của Cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trò quan trọng, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT.
Xuất phát từ vị thế cũng như mục tiêu của công tác kiểm tra thuế cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, người thừa hành và đối tượng của công tác kiểm tra; các nguyên tắc kiểm tra; quy trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra…
Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất,
tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra đột xuất... Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần; đối với những doanh nghiệp có sai phạm nhưng không thường xuyên thì khoảng 2-3 năm kiểm tra một lần; các doanh nghiệp còn lại 5 năm kiểm tra một lần. Với việc lập kế hoạch kiểm tra như vậy vừa đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra vừa chống gian lận về thuế vừa không gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng.
Lực lượng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm. Cần xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra thuế có trình độ chuyên sâu về chế độ chính sách thuế, về thủ tục hành thu, về kế toán tài chính doanh nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ tin học vào công tác kiểm tra thuế. Vì vậy công tác kiểm tra cần phải tập trung vào những nội dung sau:
Thứ nhất, đảm bảo 100% số lượng doanh nghiệp được lập kế hoạch dự kiến kiểm tra thuế phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm, báo cáo tài chính.
Thứ hai, tăng cường phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro để kiểm tra tại doanh nghiệp trốn lậu thuế. Có thể chia ra các nhóm hành vi vi phạm của doanh nghiệp: Nhóm hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hoá đơn; nhóm hành vi vi phạm kê khai và nộp thuế; nhóm hành vi vi phạm chế độ kế toán.
Thứ ba, kiểm tra các doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thấp; các doanh nghiệp có số thuế GTGT âm lớn liên tục trên 3 tháng không đề nghị hoàn thuế, các doanh nghiệp có số thu lớn. Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp giám sát việc chấp hành các quy định về giá. Tăng cường giám
sát, nắm bắt thông tin các sai phạm của doanh nghiệp để chấn chỉnh, xử lý kịp thời đặc biệt đối với các đơn vị xuất hoá đơn khống, xin hoá đơn, bỏ sót doanh thu.
Thứ tư, thực hiện ngay biện pháp phân loại DN để có kế hoạch quản lý thích hợp. Đối với các doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể hoặc nhiều tháng không kê khai cần tập trung xử lý dứt điểm. Đối với các doanh nghiệp không tồn tại, không liên hệ được hoàn tất thủ tục thông báo bỏ trốn. Tổ chức kiểm tra ngay địa điểm đặt văn phòng giao dịch, tìm hiểu, liên hệ người cho thuê văn phòng để nắm chắc thông tin cần thiết. Kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp mua lần đầu.
Thứ năm, yêu cầu 100% DN kinh doanh vàng bạc trên địa bàn huyện phải đăng ký với Chi cục thuế mẫu hoá đơn tự in để kiểm soát được doanh thu bán ra.
Thứ sáu, các trường hợp gian lận về thuế phải bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành để có tác dụng răn đe và giáo dục các doanh nghiệp khác chấp hành đúng pháp luật thuế.
Thứ bảy, cần đổi mới quy trình kiểm tra thuế theo hướng xác lập đầy đủ hệ thống thông tin về NNT, xây dựng tiêu chí để đánh giá phân loại NNT để lập kế hoạch kiểm tra, việc tiến hành kiểm tra phải hướng vào đối tượng có gian lận thuế trong đó kiểm tra trực tiếp vào hành vi gian lận, sử dụng các thông tin từ NNT và các kênh thông tin khác có liên quan để kiểm tra có hiệu quả. Quy định cụ thể trình tự về thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích xác định rủi ro, lập và duyệt kế hoạch kiểm tra, các bước triển khai quá trình kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.
Thứ tám, cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện công tác kiểm tra tại DN. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với NNT để “chia thuế”, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các NNT khi
thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các DN là sợ bị kiểm tra.
Bên cạnh các công việc trên, để nâng cao năng lực kiểm tra thuế cần phải nghiên cứu xây dựng phần mềm máy tính hỗ trợ công tác kiểm tra thuế từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra tại CQT và triển khai kế hoạch kiểm tra tại doanh nghiệp (NNT).