Mục tiêu của Chi cục thuế huyện Huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 81)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Mục tiêu của Chi cục thuế huyện Huyện Kinh Môn

Quá trình triển khai nhiệm vụ thu thuế những năm gần đây, Chi cục đã gặp không ít khó khăn, trở ngại do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, lạm phát, giá cả tăng cao đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, sản xuất của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ các chế độ, chính sách thuế; một số đối tượng chây ì, trốn thuế, chấp hành chưa nghiêm nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước;công tác thu thuế sử dụng đất còn

gặp không ít những khó khăn, vướng mắc; bên cạnh đó nhà nước đã và đang thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế GTGT đối với nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Những điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu thuế GTGT trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, thu ngân sách so với tiềm lực của nền kinh tế vẫn còn chưa tương xứng, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế GTGT tại một số lĩnh vực, địa bàn. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng với cơ quan quản lý thu có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ, tích cực; chưa quan tâm quản lý, khai thác nguồn thu từ tài nguyên, đất đai; tình trạng chuyển giá làm giảm các nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật còn lớn; tình trạng đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế GTGT, lậu thuế vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức và ngày càng phức tạp. Vì vậy, mục tiêu đặt ra đối với CCT Huyện Kinh Môn trong giai đoạn tới là:

- Tăng thu ngân sách phấn đấu đến năm 2015 thu ngân sách đạt 810 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ tăng 10%/năm.

- Thu thuế đối với các DNNQD phấn đấu đến năm 2015 thu đạt 220 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ tăng 30%/năm.

- Hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN hàng năm.

- Giảm tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5 % trên tổng thu NSNN theo quy định của Tổng cục Thuế.

- Tăng cường quản lý DNNQD, đảm bảo 100% DNNQD được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế phải được đưa vào hồ sơ quản lý thuế.

- Tập trung huy động đầy đủ các nguồn thu trên địa bàn vào NSNN.

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế đảm đương được nhiệm vụ quản lý thuế GTGT đối với DNNQD. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, kinh nghiệm quản lý thuế GTGT theo các lĩnh vực như: chống chuyển giá, kinh

doanh bất động sản, hoàn thuế GTGT, hoạt động thương mại điện tử để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thuế GTGT cho các NNT.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính hiện đại hóa ngành thuế, phối hợp chặt chẻ với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Tài chính.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế theo Đề án 30 của Chính phủ; đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua ngân hàng; tổ chức triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế GTGT; đẩy mạnh triển khai hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp ITAIS (dự án Tamp); đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển hệ thống đại lý thuế, trên cơ sở đó giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của cả cơ quan thuế và NNT, CQT có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác kiểm tra, quản lý nợ thuế.

CCT Huyện Kinh Môn xác định đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn đối với tất các cán bộ của chi cục. Điều này không chỉ đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn mà còn cần có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các đội thuế cơ sở. Đồng thời, cần có sự chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, sự đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác thu thuế của Chi cục để công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện sẽ đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện nói riêng và của Cục thuế thành phố Hà Nội nói chung.

4.3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD

4.3.1. Quản lý chặt chẽ doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế và hóa đơn chứng từ đơn chứng từ

Chi cục thuế bằng nhiều hình thức, biện pháp phải phối hợp thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, với chính quyền các xã, thị trấn soát xét tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót. Cần xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sở Kế hoạch đầu tư) - Cơ quan cấp đăng ký mẫu dấu của DN (cơ quan Công an) - Cơ quan Thuế, nhằm nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác tình trạng các DN.

Theo đó, khi cấp mã số thuế cho DN, cơ quan thuế phải tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế cho người đại diện theo pháp luật của DN. Nếu DN kê khai thuế chậm thì sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, giáo dục NNT, giúp họ hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN để NNT tự giác thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế với Nhà nước, giảm thiểu các sai sót do không hiểu biết gây ra.

Lập bộ hồ sơ quản lý thuế đối với doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo các tiêu chí rõ ràng về doanh thu, chi phí, số thuế kê khai phải nộp, số thuế đã nộp.

Trong quá trình thực hiện quản lý kê khai, tính thuế đối với các DN, phải loại trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn kê khai quá thời gian quy định,

các hoá đơn tẩy xoá, không ghi mã số thuế...Tính thêm thuế GTGT đầu ra đối với các trường hợp hoá đơn ghi thuế suất thấp hơn quy định, hoặc chỉ ghi giảm phí... để nhằm phát hiện các gian lận trong kê khai thuế GTGT của DN. Quản lý hoá đơn chứng từ trong mua bán HHDV là một nhân tố quan trọng để CQT quản lý được doanh thu, chi phí, các loại thuế. Điều này đòi hỏi ngành thuế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng khi mua hàng phải có hoá đơn bán hàng, có biện pháp kiên quyết với những đối tượng có hành vi khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà không cấp hoá đơn cho người mua hàng, hoặc mua với giá trị lớn nhưng ghi hoá đơn với giá trị thấp hơn nhằm mục đích trốn thuế. Việc kiểm tra, xác minh, đối chiếu hoá đơn cần được CQT quan tâm, thường xuyên, đặc biệt là việc lưu hành hoá đơn giữa tỉnh này với tỉnh khác. Trường hợp đột xuất khi có phát sinh thuế đầu vào lớn thì CQT phải kịp thời đối chiếu xác minh hoá đơn giữa đối tượng mua và đối tượng bán. CQT cần xử phạt ngiêm minh đối với những đối tượng ghi không đúng, không đủ, sai lệch các tiêu chí trên hoá đơn.

Các bộ phận có liên quan đến kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN cần có kế hoạch cụ thể, kiểm tra đột xuất, bất ngờ đặc biệt là về việc kiểm tra kê khai, tính thuế tại doanh nghiệp việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ thuế tại doanh nghiệp, để có biện pháp uốn nắn, hướng dẫn cho doanh nghiệp chấp hành đúng chế độ hoá đơn chứng từ theo luật định. Giải pháp cho vấn đề này, CQT cần phải phối hợp với các cơ quan pháp luật để kiểm tra, phát hiện và xử lý, nghiêm các trường hợp vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, yêu cầu các doanh nghiệp phải tự kiểm tra nội bộ, mua bán HHDV phải ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán. Đề ra lộ trình cho các DN trong giao dịch, mua bán bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

Cơ quan thuế cần đẩy mạnh triển khai công nghệ tin học vào tất cả các khâu quản lý thuế và đặc biệt là quản lý NNT, khai thuế, tính thuế, cần khuyến

khích thực hiện việc kê khai thuế qua mạng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT.

4.3.2. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thế

Với cơ chế thành lập doanh nghiệp thông thoáng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để thành lập doanh nghiệp rồi chây ỳ, nợ đọng thuế, gây khó khăn trong công tác quản lý thuế và thất thu NSNN. Để kiểm soát và hạn chế được nợ đọng thuế, cần phải áp dụng những biện pháp sau:

Một là: Giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.

Hai là: Cần xác định chính xác nhân thân của người đứng đầu doanh nghiệp xem có đủ điều kiện theo quy định như về trình độ, năng lực, hành vi dân sự.

Ba là: Đối với các khoản nợ thường xuyên thì tính đủ tiền phạt 0,05% / ngày đối với thời gian nộp chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là: Cần tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Phân tích cụ thể, chính xác các khoản nợ đọng thuế, xác định được tuổi nợ thuế.

Năm là: Phát lệnh thu qua hoàn thuế các doanh nghiệp có nợ đọng thuế, nhưng được hoàn thuế thì cần phải phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi nợ ngay.

Sáu là: Đối với các khoản nợ đọng thuế mà doanh nghiệp chây ỳ thì thường xuyên đôn đốc nhắc nhở nếu không thực hiện thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Bẩy là: Đối với những khoản nợ do những DN đã giải thể, mất tích cần lập hồ sơ trình Bộ Tài chính làm thủ tục xoá nợ thuế, đối với những khoản nợ có khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế.

Tám là: Áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình SXKD và báo cáo tài chính của NNT trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

Chín là: Cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế như phong toả tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Mười là: Kiểm soát, đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. Từ đó, xây dựng kế hoạch thu nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiện thu nợ theo kế hoạch đề ra. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế; xây dựng hệ thống hỗ trợ đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

Mười một là: Để động viên kịp thời nguồn thu cho ngân sách, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế kịp thời, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và đôn đốc thu nộp.

4.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đối với doanh nghiệp

Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của Cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trò quan trọng, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT.

Xuất phát từ vị thế cũng như mục tiêu của công tác kiểm tra thuế cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, người thừa hành và đối tượng của công tác kiểm tra; các nguyên tắc kiểm tra; quy trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra…

Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất,

tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra đột xuất... Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần; đối với những doanh nghiệp có sai phạm nhưng không thường xuyên thì khoảng 2-3 năm kiểm tra một lần; các doanh nghiệp còn lại 5 năm kiểm tra một lần. Với việc lập kế hoạch kiểm tra như vậy vừa đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra vừa chống gian lận về thuế vừa không gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng.

Lực lượng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm. Cần xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra thuế có trình độ chuyên sâu về chế độ chính sách thuế, về thủ tục hành thu, về kế toán tài chính doanh nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ tin học vào công tác kiểm tra thuế. Vì vậy công tác kiểm tra cần phải tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, đảm bảo 100% số lượng doanh nghiệp được lập kế hoạch dự kiến kiểm tra thuế phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm, báo cáo tài chính.

Thứ hai, tăng cường phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro để kiểm tra tại doanh nghiệp trốn lậu thuế. Có thể chia ra các nhóm hành vi vi phạm của doanh nghiệp: Nhóm hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hoá đơn; nhóm hành vi vi phạm kê khai và nộp thuế; nhóm hành vi vi phạm chế độ kế toán.

Thứ ba, kiểm tra các doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thấp; các doanh nghiệp có số thuế GTGT âm lớn liên tục trên 3 tháng không đề nghị hoàn thuế, các doanh nghiệp có số thu lớn. Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp giám sát việc chấp hành các quy định về giá. Tăng cường giám

sát, nắm bắt thông tin các sai phạm của doanh nghiệp để chấn chỉnh, xử lý kịp thời đặc biệt đối với các đơn vị xuất hoá đơn khống, xin hoá đơn, bỏ sót doanh thu.

Thứ tư, thực hiện ngay biện pháp phân loại DN để có kế hoạch quản lý thích hợp. Đối với các doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể hoặc nhiều tháng không kê khai cần tập trung xử lý dứt điểm. Đối với các doanh nghiệp không tồn tại, không liên hệ được hoàn tất thủ tục thông báo bỏ trốn. Tổ chức kiểm tra ngay địa điểm đặt văn phòng giao dịch, tìm hiểu, liên hệ người cho thuê văn phòng để nắm chắc thông tin cần thiết. Kiểm tra đột xuất tình hình

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 81)