Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện Kinh Môn nằm ở phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim thành, phía tây bắc giáp huyện Nam sách và Chí linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu).

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng ninh và Hải phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

+ Địa hình: Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa. Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.

+ Khí hậu - thuỷ văn: Hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm), nhiệt đọ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 13,8o

c. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao (tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4oc), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700 mm, nhiệt độ trung bình

cả năm 23,5oc. Thuỷ văn nước lên xuống trong ngày, hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2-3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3. Khí hậu, thuỷ văn đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới.

Các loại tài nguyên

+ Tài nguyên đất: Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình có độ PH từ 5,5 - 6,5, đồ phì thấp.

+ Tài nguyên nước: Huyện có 4 sống lớn chảy qua lên nguồn nước mặt phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

+ Tài nguyên rừng : Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 15.000 ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán.

+ Tài nguyên khoáng sản:

Đá vôi: Trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lượng tốt (hàm lượng caco3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng.

Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lượng hạng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các dòng sông.

Tiềm năng khoáng sản của huyện khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây dựng là ưu thế lớn của huyện làm tiền cho để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát).

+ Tài nguyên nhân văn: Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như đến An Phụ, Động Kính Chủ, Động Hàm Long, Tâm Long, Đình Huề Trì, Đình Ngư Uyên. Hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách thập phương thăm viếng.

Nhìn chung vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện. Song do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, đồi núi nên cần 1 lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để làm đường, làm cầu, trạm bơm tưới, tiêu.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)