Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 86 - 87)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thế

Với cơ chế thành lập doanh nghiệp thông thoáng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để thành lập doanh nghiệp rồi chây ỳ, nợ đọng thuế, gây khó khăn trong công tác quản lý thuế và thất thu NSNN. Để kiểm soát và hạn chế được nợ đọng thuế, cần phải áp dụng những biện pháp sau:

Một là: Giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.

Hai là: Cần xác định chính xác nhân thân của người đứng đầu doanh nghiệp xem có đủ điều kiện theo quy định như về trình độ, năng lực, hành vi dân sự.

Ba là: Đối với các khoản nợ thường xuyên thì tính đủ tiền phạt 0,05% / ngày đối với thời gian nộp chậm.

Bốn là: Cần tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Phân tích cụ thể, chính xác các khoản nợ đọng thuế, xác định được tuổi nợ thuế.

Năm là: Phát lệnh thu qua hoàn thuế các doanh nghiệp có nợ đọng thuế, nhưng được hoàn thuế thì cần phải phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi nợ ngay.

Sáu là: Đối với các khoản nợ đọng thuế mà doanh nghiệp chây ỳ thì thường xuyên đôn đốc nhắc nhở nếu không thực hiện thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Bẩy là: Đối với những khoản nợ do những DN đã giải thể, mất tích cần lập hồ sơ trình Bộ Tài chính làm thủ tục xoá nợ thuế, đối với những khoản nợ có khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế.

Tám là: Áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình SXKD và báo cáo tài chính của NNT trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

Chín là: Cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế như phong toả tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Mười là: Kiểm soát, đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. Từ đó, xây dựng kế hoạch thu nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiện thu nợ theo kế hoạch đề ra. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế; xây dựng hệ thống hỗ trợ đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

Mười một là: Để động viên kịp thời nguồn thu cho ngân sách, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế kịp thời, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và đôn đốc thu nộp.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)