Những tồn tại, hạn chế trong quản lý thuế GTGT đối với doanh

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 70)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý thuế GTGT đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Kinh Môn năm 2012 - 2014

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý thuế GTGT còn có các vấn đề tồn tại chủ yếu sau cần được giải quyết trong thời gian tới:

Mặc dù số thu trên địa bàn đạt tỷ lệ cao, song vẫn còn thất thu ở một số lĩnh vực thuế NQD. Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.

Một số cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế; thái độ và phong cách ứng xử còn một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của NNT; chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện luật thuế.

Tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều đơn vị kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách. Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như: kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách Nhà nước; một số khác các doanh nghiệp có đơn xin nghỉ kinh doanh, nhưng thực tế vẫn hoạt động, gây thất thoát tiền thuế của nhà nước (đơn xin nghỉ kinh doanh trong trường hợp này thực chất chỉ là hình thức trốn lậu thuế).

Tình hình sử dụng biên lai thu phí ở một số đơn vị còn vi phạm nguyên tắc tài chính như: Viết biên lai còn lỗi nhiều, không ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp tiền dẫn đến việc khó xác minh khi cần thiết; xoá bỏ biên lai không có lý do chính đáng, không đúng quy định; chữa biên lai, chữa ngày tháng, chữa số tiền...

Chất lượng công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

Công tác rà soát tờ khai thuế GTGT còn hạn chế, do việc theo dõi tình hình thu nộp thuế chưa khoa học, nghiệp vụ kế toán còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được tinh thần tự chủ, sáng tạo để nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp, chưa chủ động tham mưu đề xuất biện pháp quản lý để ngăn chặn các hiện tượng trốn lậu thuế.

Thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp còn chưa được thực hiện đúng. Tình trạng doanh nghiệp có số vốn ảo chiếm đa số. Việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa CQT và Sở Kế Hoạch Đầu Tư.

Nạn buôn bán hóa đơn bất hợp pháp đang lan rộng trên cả nước, không còn tập trung tại một số tỉnh thành nhất định như trước. Những đối tượng thành lập doanh nghiệp ma có xu hướng thành lập doanh nghiệp tại nhiều điak phương khác nhau trên cả nước.

Nguyên nhân của những tồn tại trên, về khách quan:

Thứ nhất, Luật thuế GTGT quy định doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi có đủ hóa đơn, chứng từ thuế GTGT mua vào theo quy định. Điều này đã tạo điều kiện để một số doanh nghiệp thành lập ra những công ty “ma” chuyên lập bảng kê mua gom hàng hóa sau đó xuất hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu khi xuất hàng sẽ được hoàn trả toàn bộ thuế GTGT đầu vào và như vậy sau đó một quá trình vòng vèo doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống đầu vào. Với tình hình hiện nay, ngành thuế khó có thể kiểm soát nổi đồng thời việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ mới chỉ là hình thức, chưa đúng theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê (chưa ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh...).

Thứ hai, trong khâu thu nộp thuế GTGT do tâm lý, ý thức chấp hành luật thuế GTGT của người tiêu dùng và các doanh nghiệp từ lâu nhân dân ta đã quen với tập quán mua hàng theo kiểu “giá bán bao gồm cả thuế” người mua không quan tâm đến số thuế mà mình phải trả điều này dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện luật thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi cả một thói quen đã ăn sâu trong mỗi người mua – đối tượng chịu thuế. Đó là thói quen mua hàng không cần hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán.

Thứ ba, trong cơ chế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, họ thường tìm mọi cách để rút bớt chi phí trong đó có phần thuế phải nộp, để đạt được lợi nhuận cao nhất. Do đó, trốn lậu thuế hầu như là vấn đề phổ biến trong các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, có nhiều quy định trong pháp luật thuế quá chặt chẽ mà họ khó thi hành đúng đắn, đồng thời lại có những sơ sài, đại khái, tạo sơ hở cho việc lợi dụng “lách thuế”, tránh thuế, trốn lậu thuế. Vấn đề cần quan tâm là đồng thời với việc nâng cao dân trí và nghĩa vụ công dân đối với thuế GTGT, cần có chế độ chính sách, biện pháp quản lý, dễ làm, dễ kiểm tra, vừa chặt chẽ, mang tính khả thi tạo điều kiện nắm hết các cơ sở kinh doanh, lợi tức, thu nhập tính thuế, vừa không gây phiền hàm nhũng nhiễu đối với cơ sở kinh doanh.

Đặc biệt vẫn còn nhiều NNT chưa xây dựng được nếp “sống và làm việc theo pháp luật”, thiếu ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đúng quy định. Nhiều đối tượng thường tìm và lợi dụng kẽ hở của pháp luật, những sơ hở về chính sách, chế độ, sự yếu kém trong công tác quản lý của cán bộ thuế để đạt được lợi nhuận bất chính. Hầu như đối với các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu không có ai theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý thì rất ít cơ sở kinh doanh chịu kê khai nộp thuế đúng, đủ, kịp thời.

Thứ tư, trong công tác kiểm tra do nhận thức của các DNNQD về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy các NNT vẫn tìm cách trốn tránh khi có cán bộ thuế đến kiểm tra.

Thứ năm, giữa các cơ quan, ban ngành chức năng như quản lý thị trường, công an… chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý NNT, quản lý căn cứ tính thuế, thu hồi nợ đọng cũng như chưa thực hiện các hình thức xử phạt nghiêm minh.

Ngoài ra do chính sách thuế GTGT chưa ổn định, còn đang trong quá trình hoàn thiện nên tạo ra nhiều kẽ hở để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế.

Về chủ quan:

Thứ nhất, do năng lực cán bộ công chức ngành thuế còn non kém, chưa được đào tạo cơ bản. Công tác kiểm tra của Chi cục chưa thường xuyên, kịp thời để uốn nắn sai sót dẫn đến việc thực hiện luật thuế GTGT còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ công nhân viên chức có trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, vì vậy đã làm giảm hiệu quả trong công tác kiểm tra các đối tượng nước ngoài, liên doanh trên địa bàn. Tổ chức bộ máy tuy đã được tăng cường về chất lượng, nhưng trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán, kiểm toán, tác phong của một số cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều mặt hàng đa dạng, phức tạp. Sự kết hợp giữa các tổ, đội thuế chưa thật sự đồng bộ, còn có hiện tượng việc ai nấy làm, chưa thường xuyên kết hợp với các đội thuế phường để kiểm tra, khảo sát tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt là tổ kiểm tra trong việc kiểm tra xử lý các đơn vị kinh doanh trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế. Nhiều khi cán bộ thuế còn ngại khó, ngại va chạm với các doanh nghiệp, làm việc một cách thụ động, chỉ quan tâm tới các đơn vị đã hoạt động từ trước còn những cơ sở mới phát sinh lại thờ ơ hoặc có làm nhưng chỉ qua loa.

Thứ hai, trong khâu hoàn thuế GTGT, do các DNNQD được thành lập trên địa bàn ngày càng nhiều, nhất là khi có luật doanh nghiệp mới nên việc xử lý hoàn thuế GTGT gặp rất nhiều khó khăn do bộ máy trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Thứ ba, thất thu trong công tác kiểm tra do đội ngũ cán bộ còn quá mỏng trong khi đó đối tượng cần kiểm tra ngày càng nhiều. Công tác kiểm tra thuế GTGT chưa được tiến hành thường xuyên gắn với việc xử lý nghiêm minh các vi phạm nhằm phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe, nâng cao

dân trí về nghĩa vụ công dân đối với thuế GTGT. Không ít trường hợp đơn vị kinh doanh có vi phạm lớn về thuế GTGT nhưng không được các cơ quan chức năng phối hợp tích cực với CQT lập hồ sơ, xử lý kịp thời để phát huy tác dụng ngăn chặn vi phạm.

Thứ tư, công tác xử lý vi phạm cưỡng chế về thuế nhất là thuế GTGT còn chưa đủ liều lượng cần thiết, do đó, chưa thúc đẩy được tinh thần tự giác của các NNT về nghĩa vụ của mình.

Để xảy ra tình hình trên một phần là do CQT, mà ở đây là Chi cục thuế huyện Kinh Môn chưa chủ động; mặt khác là do các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ

HUYỆN KINH MÔN

4.1. Xu hƣớng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam

Sự bùng nổ về tốc độ sử dụng internet và truyền thông xã hội ở nhiều nơi trên thế giới đã và làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu của NNT về trao đổi thông tin, tái sử dụng dữ liệu, khả năng tiếp cận của CQT và các quy trình nghiệp vụ. Thay đổi như vậy tiếp tục diễn ra nhanh chóng, đặc biệt ở những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam, nơi CQT tương lai sẽ có sự khác biệt căn bản so với hiện nay. CQT của những năm 2020 sẽ xem xét lại cơ cấu và các quy trình truyền thống, các nguyên tắc cung cấp, dịch vụ và công nghệ thông tin. Ngoài xu hướng lấy NNT làm trung tâm, CQT cũng sẽ giải quyết vấn đề cấp bách về tăng cường tuân thủ và giảm chi phí, xuất phát từ yêu cầu của tình hình kinh tế hiện tại và xu hướng giảm thiểu chi phí trong khu vực công trên thế giới.

Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc

tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao. Cụ thể:

* Về cải cách chính sách thuế:

Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư ứng dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nước.

Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước khoảng 23 - 24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16% - 18%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ huy động thu ngân sách

nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

* Về cải cách quản lý thuế:

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho NNT; nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020, ngành thuế đã đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể về quản lý thuế:

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 là một trong năm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

+ Đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

+ Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)