Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại tỉnh Hải Dương

Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước những năm vừa qua trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục sụt giảm đã tác động đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế trong nước nói chung cũng như Tỉnh Hải Dương nói riêng.

Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, lượng hàng hóa tồn kho lớn. Ngoài những khó khăn chung của cả nước, nhiệm vụ thu ngân sách năm 2012 Nhà nước giao tăng 21,1% so với thực hiện năm 2011 trong điều kiện nguồn thu chưa có sự tăng trưởng đột biến. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng 6,25% thấp hơn so với kế hoạch đề ra 11,5 – 12,5%; một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp tiếp tục giảm như: sản xuất xi măng, sắt thép, giày da, may mặc v.v …; hoạt động dịch vụ vận tải gặp nhiều khó khăn. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng nhưng không hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp giải thể, đóng mã số thuế tăng so với cùng kỳ. Tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động 10.124 DN chiếm 64,7% tổng số DN thành lập cấp mã số thuế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có xu hướng doanh nghiệp lãi ngày càng giảm, doanh nghiệp lỗ và hoàn vốn gia tăng. Thuế GTGT: Số tờ khai thuế GTGT 12 tháng năm 2012 có phát sinh số thuế phải nộp chỉ bằng 80,3% so với tháng 12 năm 2011.

Năm 2014, trên bình diện chung tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh đã được các cấp chính quyền quan tâm tháo gỡ, song với những hệ lụy nặng nề từ chu kỳ suy giảm

các thành phần kinh tế trên địa bàn vẫn chưa gượng dậy được hoàn toàn. Vẫn còn có doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh sụt giảm. Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã tích cực chủ động tham mưu với UBND các cấp tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế DN NQD ở một số huyện, thị

Qua nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản lý thuế ở một số huyện thị trong tỉnh như: Chi cục Thuế huyện Kim Thành, Chi cục Thuế huyện Chí Linh, Chi cục Thuế Bình Giang, Cục Thuế tỉnh Hải Dương. Cũng như một số Chi cục Thuế của tỉnh, thành phố lân cận: Chi cục Thuế huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng, Chi cục Thuế thĩ xã Đông Triều - Quảng Ninh. Có thể rút ra một số bài học thành công như sau:

Một là, đối với việc thực hiện dự toán thu ngân sách thì công tác tổng hợp, đánh giá, phân tích và dự báo tình hình thu rất quan trọng, đặc biệt là đối với những địa bàn có các điều kiện thuận lợi về địa lý, về cơ sở hạ tầng để phát triển. Vì vậy cần phải được quan tâm đầu tư đúng mức.

Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành phải trọng tâm, trọng điểm, tích cực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành trong chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bên cạnh bài học thành công nêu trên, những kinh nghiệm chưa thành công được rút ra như sau:

Một là, trong thực tế, công tác tổng hợp, đánh giá, phân tích và dự báo tình hình thu rất quan trọng, song chưa được sự quan tâm đầu tư, chưa có quy trình thực hiện, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ nhiều cho công tác điều hành chỉ đạo thu.

Hai là, chế độ báo cáo cho cấp trên ngày càng tăng, mặc dù cơ quan thuế có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lớn nhưng thực tế các báo cáo mang tính đột xuất vẫn còn phải lập thủ công, mang tính ước lượng nên chất lượng báo cáo chưa cao và nhân lực phải tập trung phục vụ cho báo cáo quá nhiều.

Ba là, nghiệp vụ, chính sách thuế thay đổi thường xuyên trong khi các hệ thống ứng dụng phải có thời gian để cập nhật những nội dung thay đổi làm ảnh hưởng đến tính kịp thời trong quá trình quản lý, khai thác dữ liệu.

Bốn là, sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong các ngành trên một số lĩnh vực công tác còn hạn chế, còn có sự đùn đẩy né trách đẫn đến hiệu quả công tác chưa cao.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn hướng đến giải đáp các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý thuế đối với DNNQD tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2012 -2014 như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh đến công tác quản lý thuế DNNQD tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2012 2014?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thế của NNT? - Những giải pháp và đề xuất nào phù hợp để tăng cường công tác quản lý thuế DNNQD tại huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng và đánh giá một cách toàn diện về tình hình quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Kinh Môn trong những năm qua, xác định hiệu quả và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh mang tính định tính và định lượng khác nhau.

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Về thời gian, luận văn thực hiện nghiên cứu trong 3 năm cụ thể là 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn, thuộc Cục Thuế tỉnh Hải Dương.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Số liệu thứ cấp: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, Phòng Thống kê huyện và Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ Chi cục Thuế lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020.

- Số liệu sơ cấp: Qua quá trình đi thu thập số liệu đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ, công chức ngành thuế Hải Dương và một số các đồng chí lãnh đạo các phòng ban thuộc huyện Kinh Môn.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp

Qua số liệu thu thập được tổng hợp, bằng các phương pháp: Bảng thống kê, đồ thị thống kê, phân tổ thống kê

2.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được vận dụng cả quá trình nghiên cứu từ hệ thống hóa lý luận, đánh giá phân tích về thực trạng, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và tăng cường công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Phương pháp so sánh

Trên cơ sở thu thập số liệu các năm so sánh số liệu tăng giảm hàng năm; so sánh sự biến động loại hình, ngành nghề của doanh nghiệp; đánh giá mức độ tăng trưởng và loại hình phát triển trên địa bàn huyện.

- Phương pháp phân tích: Phân tích dãy số theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.

- Phương pháp dự báo.

Trong luận văn, đã kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng, sự biến động, phát triển của các doanh nghiệp. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị, vừa thấy được tốc độ tăng trưởng trong kỳ phân tích.

Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác của hệ thống kinh tế - xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phương pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế doanh nghiệp NQD tại huyện Kinh Môn. Các phân tích này luôn được gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống trong luận văn.

Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, quán triệt nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa

lý luận và thực tiễn; vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử trong khoa học quản trị kinh doanh để xem xét đánh giá và xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý thu thuế. Trong qua trình nghiên cứu, luận văn đi từ cái chung đến cái riêng, từ chi tiết đến tổng hợp. Sử dụng các phương pháp phân tích kinh doanh, phân tích thống kê để nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế hiện tại. Sử dụng những tài liệu trên biểu đồ để phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và rút ra những vấn đề cần thiết phải giải quyết.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số doanh nghiệp NQD: Cho biết số lượng và loại hình doanh nghiệp có trên địa bàn tương ứng từng kỳ.

- Doanh thu của các DNNQD: là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Là toàn bộ các khoản thu về thuế vào NSNN tương ứng từng thời kỳ.

- Quy mô và tỷ trọng số thuế của các DNNQD: Thể hiện quy mô và tỷ trọng của từng sắc thuế, của từng loại hình DN trong tổn số DNNQD.

- Kết quả thu ngân sách phân theo sắc thuế: Chi tiết số thu từng sắc thuế trong tổng thu NSNN.

- Số vốn của doanh nghiệp: là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp.

- Số doanh nghiệp nghỉ, bỏ kinh doanh: Bao gồm những doanh nghiê[j nghỉ kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp nghỉ kinh doanh không thời hạn và doanh nghiệp bỏ trụ sở kinh doanh.

- Số doanh nghiệp thành lập mới: Thể hiện số doanh nghiệp mới thành lập trong kỳ.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN

3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Kinh

3.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện Kinh Môn nằm ở phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim thành, phía tây bắc giáp huyện Nam sách và Chí linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu).

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng ninh và Hải phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

+ Địa hình: Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa. Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.

+ Khí hậu - thuỷ văn: Hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm), nhiệt đọ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 13,8o

c. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao (tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4oc), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700 mm, nhiệt độ trung bình

cả năm 23,5oc. Thuỷ văn nước lên xuống trong ngày, hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2-3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3. Khí hậu, thuỷ văn đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới.

Các loại tài nguyên

+ Tài nguyên đất: Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình có độ PH từ 5,5 - 6,5, đồ phì thấp.

+ Tài nguyên nước: Huyện có 4 sống lớn chảy qua lên nguồn nước mặt phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

+ Tài nguyên rừng : Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 15.000 ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán.

+ Tài nguyên khoáng sản:

Đá vôi: Trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lượng tốt (hàm lượng caco3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng.

Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lượng hạng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các dòng sông.

Tiềm năng khoáng sản của huyện khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây dựng là ưu thế lớn của huyện làm tiền cho để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát).

+ Tài nguyên nhân văn: Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như đến An Phụ, Động Kính Chủ, Động Hàm Long, Tâm Long, Đình Huề Trì, Đình Ngư Uyên. Hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách thập phương thăm viếng.

Nhìn chung vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện. Song do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, đồi núi nên cần 1 lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để làm đường, làm cầu, trạm bơm tưới, tiêu.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Kinh Môn là huyện miền núi, nhiều xã là xã miền núi trong danh sách hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nhưng cũng chính nơi đây, một phần huyện Kinh Môn, nơi trước đây là khu vực chắn giữa sông Kinh Thầy, Đá Bạc vốn là nơi đìu hiu, nghèo nàn nhất của huyện, chậm phát triển nhất tỉnh, thì nay lại là nơi có khu vực công nghiệp xi măng lớn nhất nước, đô thị hóa rất nhanh, ra đời đồng thời hai thị trấn lớn. Khu vực này đúng là một con gà gáy cả ba tỉnh cùng nghe, là nơi ngã ba tiếp giáp biên giới của Kinh Môn (Hải Dương) - Đông Triều (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Dãy núi có đỉnh cao nhất là An Phụ chia huyện thành hai phần, phần Tây tiếp giáp sông Kinh Môn chạy song song với quốc lộ số 5 ruộng đồng bằng phẳng, từ Thăng Long, Quang Trung giáp Bến Tuần Mây kéo đến bến Nống (An Lưu) là một cánh đồng vựa lúa, sánh với bất cứ cánh đồng nào của Gia Lộc, Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)