Tham gia và thúc đẩy quá trình soạn thảo

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1.2.Tham gia và thúc đẩy quá trình soạn thảo

Sự tham gia và thúc đẩy quá trình soạn thảo các dự án luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thể hiện ở một số quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy trình thủ tục xây dựng luật.

Trƣớc tiên là việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tham gia chủ động, tích cực vào quá trình soạn thảo thông qua việc thành lập ban soạn thảo các dự án luật. Theo hƣớng này, Khoản 2, Điều 25 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo trong các trƣờng hợp: (i) Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; (ii) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội trình; (iii) Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trình; và (iv) Dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng quy định sự tham gia và thúc đẩy quá trình soạn thảo thể hiện ở quy định về việc tiếp thụ và chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết theo ý kiến của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Cụ thể là “trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ

quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thụ ý kiến và tổ chức việc chỉnh lý dự án. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác với ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định” (Điều 38).

Nhƣ vậy, với các quy định pháp luật hiện hành, vai trò và sự tham gia thúc đẩy quá trình soạn thảo bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thể hiện ở các nội dung (i) thành lập ban soạn thảo dự án luật trong một số trƣờng hợp; (ii) cho ý kiến để cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu chỉnh lý dự án luật.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, trên cơ sở kế hoạch thực hiện chƣơng trình xây dựng luật, các bộ ngành chủ trì soạn thảo các dự án luật thành lập Ban soạn thảo. Thành phần ban soạn thảo các dự án luật có thể bao gồm các đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm trong các ngành nghề, lĩnh vực mà dự thảo luật điều chỉnh, hoặc bản thân các ủy ban của Quốc hội chủ động cử ngƣời tham gia để theo dõi hoạt động soạn thảo và chuẩn bị cho công tác thẩm tra dự án luật đó của Ủy ban. Sự tham gia của các đại biểu Quốc hội vào ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh ngoài ý nghĩa giúp các đại biểu Quốc hội thể hiện ý kiến của mình trong quá trình soạn thảo, còn giúp cho các cơ quan của Quốc hội sớm nắm bắt đƣợc nội dung của các dự án để tạo cơ sở cho các hoạt động thẩm tra, chỉnh lý dự án khi dự án đƣợc trình Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Trong thời gian gần đây, các cơ quan của Quốc hội còn trực tiếp tham gia soạn thảo các văn bản luật, pháp lệnh theo quyền hạn đƣợc Hiến pháp trao cho. Theo quy định tại Điều 87, Hiến pháp 1992 thì các ủy ban của Quốc hội có quyền trình dự án luật ra trƣớc Quốc hội. Cho đến nay, đã có hai ủy ban thực hiện quyền này là Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng và Ủy ban

về Các vấn đề xã hội của Quốc hội [Đó là trƣờng hợp các dự án luật Luật giao dịch điện tử và Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình].

Ngoài ý nghĩa nhƣ trên, với cách thức thông qua dự án luật nhƣ hiện nay, ý kiến của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội qua các lần thẩm tra sơ bộ và cho ý kiến tại các phiên họp của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội còn là cơ sở nhất định để các cơ quan trình dự án tiếp thu, chỉnh lý đối với dự án luật, pháp lệnh. Về vấn đề này, pháp luật hiện hành có các quy định về việc cơ quan trình dự án tiếp thu và chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, theo đó, trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thụ ý kiến và tổ chức việc chỉnh lý dự án; Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thụ ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án (Điều 38, Điều 42, 43, 44, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 27 - 29)