Xem xét, thảo luận và thông qua các dự án luật

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1.4.Xem xét, thảo luận và thông qua các dự án luật

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định, “tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, Quốc hội có thể xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc hai kỳ họp của Quốc hội” (Điều 34a). Thông thƣờng, đối với những dự án luật lớn, có nội dung phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau thì Quốc hội xem xét thông qua tại 2 kỳ họp Quốc hội; đối với những dự án luật đơn giản thì Quốc hội xem xét thông qua tại 1 kỳ họp. “Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những dự án luật nào cần được thông qua tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội để trình Quốc hội quyết định” [15]

Đối với việc xem xét thông qua dự án luật tại một kỳ họp, Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Trƣớc khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể đƣợc thảo luận ở Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong trƣờng hợp cần thiết, Quốc hội biểu quyết một số nội dung của dự án luật để làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tƣ pháp và

các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật sau đó báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật để Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo luật [6].

Đối với trƣờng hợp dự án luật đƣợc Quốc hội xem xét thông qua tại 2 kỳ họp, khác với việc xem xét thông qua dự án luật tại một kỳ họp, tại kỳ họp thứ nhất, sau khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thƣ ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Sau đó, trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tƣ pháp và các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tiếp theo.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, quy trình xem xét thảo luận và thông qua dự án luật của tập thể Quốc hội đƣợc pháp luật hiện hành quy định rõ ràng theo 2 công đoạn: xem xét cho ý kiến (để làm cơ sở chỉnh lý dự án luật); và thông qua sau khi đã có sự tiếp thu, chỉnh lý phù hợp với ý kiến chung của tập thể các đại biểu Quốc hội.

Chính từ các công đoạn này, vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đối với tính thống nhất của dự án luật đƣợc thể hiện rõ. Với những dự án luật chƣa đảm bảo chất lƣợng, tính thống nhất trong mối quan hệ tổng thể hệ thống pháp luật thì buộc phải xem xét và chỉnh lý lại cho phù hợp và thống nhất. Công đoạn xem xét, thông qua dự án luật tại Quốc hội một lần nữa đƣợc kết hợp với công đoạn thẩm tra dự án luật tại Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp cao của văn bản luật với cuộc sống và với các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 32 - 34)