Thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1.5.Thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống

2.1.5. Thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật luật

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội tại Điều 2 quy định cho Quốc hội 14 nhiệm vụ quyền hạn đặc biệt quan trọng, trong đó có một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật là:

“…..

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ;…”.

Nhƣ vậy, các quy định nêu trên khẳng định Quốc hội có thể thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan nhà nƣớc khác để sao cho đảm bảo thiết lập đồng bộ và hiệu quả nhất các thiết chế nhà nƣớc tham gia vào quy trình lập pháp đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Điều này có thể đƣợc thể hiện ở việc Quốc hội thành lập, sáp nhập, giải thể các bộ, ngành chủ

quản các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc để đảm bảo gọn nhẹ bộ máy và phân định hợp lý giữa các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc. Từ đó, bảo đảm hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc gắn với các lĩnh vực các vấn đề và rộng ra là các đạo luật đƣợc ban hành để quản lý không bị chồng chéo, xung đột. Mặt khác, ngay trong thiết chế tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Quốc hội cũng có thể tiến hành thành lập mới, giải thể hoặc phân định lại chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội để đảm bảo chức năng “thẩm – giám – kiến” của các cơ quan của Quốc hội, mà đặc biệt là qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để tiến hành huy động sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Về vấn đề này, Hiến pháp hiện hành quy định, “công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 53). Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn “Quyết định việc trưng cầu ý dân” (Khoản 14, Điều 84); và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội “tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội” (Khoản 12, Điều 91).

Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật dành riêng một mục quy định về việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh (Mục 6), với 3 điều luật quy định về việc Quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh (Điều 39); Tham gia góp ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh (Điều 40); và Tập hợp, tiếp thụ ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án luật, dự án pháp lệnh (Điều 41). Theo

đó, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án luật, Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội quyết định việc lấy ý kiến, nội dung, phạm vi, thể thức và thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự án luật. Trên cơ sở đó, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thụ ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án luật. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nhân dân, chỉnh lý dự án và báo cáo Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội (Điều 39, Điều 41).

Tiếp đó, Quy chế hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định:

“Đối với dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại hai kỳ họp thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

…..

đ) Quyết định tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo luật căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án hoặc theo quyết định của Quốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố nội dung, phạm vi, thể thức, thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo luật;

e) Cho ý kiến về việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, của nhân dân, các ngành, các cấp đối với dự thảo luật; thông qua báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ hai” (Điều 13).

Nhƣ vậy, với các quy định về việc lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, Quốc hội, mà trực tiếp là Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội có vai trò tích cực chủ động trong việc quyết định các nội dung của dự án luật đƣợc đƣa ra lấy ý kiến, phạm vi, thể thức và thời gian lấy ý kiến nhân dân; chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thụ ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án luật; đồng thời cho ý kiến về việc tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với dự thảo luật;

đặc biệt là thông qua báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật sau khi đã đƣợc cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

2.2. Sƣ̣ tham gia của Q uốc hội trong viê ̣c bảo đảm tính thống nhất của hê ̣ thống pháp luâ ̣t

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 34 - 37)