Chưa gắn kết được hoạt động giám sát việc ban hành văn bản

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.4.4.Chưa gắn kết được hoạt động giám sát việc ban hành văn bản

phạm pháp luật với việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật

Một thực tế hiện nay trong hoạt động lập pháp là “mặc dù có những chuyển biến đáng kể, tuy nhiên vẫn có những quy định trong một số luật, pháp lệnh lẽ ra có thể quy định cụ thể đƣợc nhƣng lại quy định có tính nguyên tắc, phải có thêm văn bản hƣớng dẫn mới thực hiện đƣợc. Trong khi đó, nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, pháp lệnh ban hành chậm, chƣa đồng bộ, cá biệt còn chồng chéo” [21]. Từ đó, vấn đề đặt ra là quyền “Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc” của Quốc hội theo quy định tại Điều 83, Hiến pháp 1992, ngoài việc “Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nƣớc, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” (Điều 7, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003), với nghĩa là giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát, có bao hàm nội dung giám sát, yêu cầu các chủ thể phải ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành luật không?. Bởi lẽ, với tình trạng “luật ống”, “luật khung” nhƣ hiện nay thì để bảo đảm tính thống nhất về hình thức, về nội dung và về cách hiểu, cách áp dụng các văn bản có tính chất “khung” này thì việc ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành để đảm bảo thống nhất cách hiểu, cách áp dụng đối với các điều khoản còn chƣa cụ thể, chƣa chi tiết là yêu cầu bắt buộc để có thể đƣa văn bản

“khung” đó vào cuộc sống. Tuy vậy, tinh thần chung của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động ban hành và hoạt động giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chƣa đề cập đến quyền này nhƣ một nội dung xem xét, giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Nếu các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành “luật khung”, “luật ống” không ban hành văn bản hƣớng dẫn thì rõ ràng đã tạo nên sự không thống nhất trong nội dung các quy định của “luật khung”, “luật ống” trong thực tiễn áp dụng các văn bản này. Cũng chính từ việc chƣa gắn kết giữa hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật với việc ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện luật, thực tế cho thấy, “việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành văn bản luật thƣờng rất chậm, không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian và thậm chí, còn sai cả về nội dung cần quy định chi tiết” [54].

Chƣơng 3

TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 70 - 72)