7. Cấu trúc của Luận văn
2.2.3. Trong việc thiết lập các thiết chế
Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù chƣa thiết lập đƣợc nhiều thiết chế độc lập nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật nhƣ Tòa án Hiến pháp hoặc Ủy ban cải cách pháp luật, nhƣng với các quy định về sự tham gia của Ủy ban pháp luật trong hoạt động thẩm tra tất cả các dự án luật, pháp lệnh về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật... đã phần nào giúp cho việc thẩm tra, giám sát đảm bảo chất lƣợng, tính thống nhất của các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành. Thực tế cho thấy, riêng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI vừa qua, trong điều kiện thời gian và nhân lực còn hạn chế, Ủy ban pháp luật đã tích cực tham gia với Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của
Quốc hội trong việc thẩm tra, chỉnh lý rất nhiều dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Số dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban pháp luật chủ trì thẩm tra là 27 dự án luật, 14 dự án pháp lệnh, 10 dự thảo nghị quyết, chiếm hơn 1/3 tổng số các văn bản luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành trong thời gian vừa qua [21].
Điểm đáng chú ý trong hoạt động của Quốc hội trong việc thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật là việc Quốc hội thời gian vừa qua là việc Quốc hội khóa XI đã xem xét tổ chức lại và hợp nhất một số bộ, ngành để đảm bảo xây dựng bộ máy hành chính nhà nƣớc tinh giản gọn nhẹ theo tinh thần gọn nhƣng mạnh. Đặc biệt là việc Quốc hội xem xét quyết định phân tách và thành lập các cơ quan của Quốc hội, trong đó, thành lập thành lập Ủy ban Tƣ pháp và Ủy ban Pháp luật trên cơ sở Ủy ban pháp luật trƣớc đây; thành lập Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách trên cơ sở Ủy ban Kinh tế và Ngân sách trƣớc đây, đồng thời quyết định giải thể Ban công tác lập pháp.