Quy trình mở để thu thập ý kiến công chúng

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 83)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.2.6. Quy trình mở để thu thập ý kiến công chúng

Hiện tại, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngoài các quy định về việc Ban soạn thảo có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học còn có quy định về bƣớc lấy ý kiến nhân dân chính thức do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội tổ chức đối với những dự án luật, pháp lệnh.

Chúng tôi cho rằng trong bối cảnh hiện nay, có lẽ không nên quy định công đoạn lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật với sự tách biệt các dự án đƣợc lấy ý kiến chính thức và các dự án khác. Điều cần thiết là tạo ra cơ chế để mọi dự án luật, nếu không liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia, đều đƣợc đăng tải để thu thập các ý kiến của nhân dân và các đối tƣợng hữu quan. Hơn nữa, cách thức tham vấn ý kiến nhân dân không nhất thiết phải đòi hỏi các bƣớc đăng tải trên báo chí chính thức rồi vận động nhân dân đóng góp ý kiến nhƣ hiện nay mà cần phải có cách thức linh hoạt, nhất là thông qua hoạt động của các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.

Cách thức này bảo đảm cơ hội cho mọi công dân có thể tiếp cận, xem xét và phát hiện các điểm thiếu tính thống nhất của tất cả các dự án luật, pháp lệnh đang đƣợc trình Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Đây cũng là hình thức để phát huy vai trò của các chủ thể trong xã hội tham gia vào hoạt động đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đối với giai đoạn thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh tại các ủy ban, có lẽ đã đến lúc cần phải áp dụng hình thức điều trần để tạo ra các kênh kết nối giữa kiến thức của các chuyên gia với các ủy ban của Quốc hội. Đây là cách thức có giá trị “gạn lọc” các điều khoản không thống nhất với các quy định hiện tại của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)