Áp dụng kỹ thuật pháp điển hóa

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 88 - 104)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.4.2.Áp dụng kỹ thuật pháp điển hóa

Pháp điển hóa có nguồn gốc từ thời cổ đại, trở thành thông lệ chính thức từ thế kỷ 19 ở Pháp và sau đó là các nƣớc châu Âu khác, và đến nay đã đƣợc áp dụng không chỉ ở các nƣớc thuộc hệ thống dân luật, mà cả ở các nƣớc thông luật, dù với phƣơng pháp khác nhau. Pháp điển hóa pháp luật đƣợc coi là một đòi hỏi của việc thực hiện các nguyên tắc của Nhà nƣớc pháp quyền, theo đó Nhà nƣớc cần có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc. Ở Việt Nam, những nét của pháp điển hóa cũng manh nha từ thời Lý, thể hiện rõ hơn dƣới thời Lê và Nguyễn [54]. Sau năm 1945, mặc dù một số lần tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc tiến hành song do công tác này

không đƣợc làm thƣờng xuyên, khoảng cách giữa các lần tổng rà soát khá dài, trong khi số lƣợng các cơ quan có thẩm quyền ban hành cũng nhƣ loại văn bản quy phạm pháp luật lại rất lớn, nên đã tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện việc rà soát. Đồng thời, cũng chƣa có đánh giá cụ thể về chất lƣợng cũng nhƣ tác dụng của các lần tổng rà soát nói trên [65]. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ thiếu những cơ sở vững chắc cho việc đánh giá, xem xét tính hệ thống, tính toàn diện của hệ thống pháp luật Việt Nam để có thể xác định chính xác chƣơng trình, kế hoạch lập pháp các giai đoạn sắp tới. Hệ thống pháp luật vẫn còn trong tình trạng thiếu tính thống nhất, đồng bộ, có sự chia cắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật với nhau, giữa văn bản luật với các văn bản hƣớng dẫn thi hành; pháp luật thiếu tính ổn định; tính minh bạch, tính khả thi chƣa cao.

Trong bối cảnh đó, pháp điển hóa có thể bảo đảm tính thống nhất của hệ thống các văn bản pháp luật, bởi lẽ nó tập hợp các quy phạm pháp luật hiện hành dƣới một hình thức bố cục hoàn chỉnh hơn nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời sử dụng trong việc thực hiện quyền đƣợc thông tin về pháp luật, nâng cao khả năng tiếp cận của pháp luật cũng nhƣ tính rõ ràng, minh bạch của pháp luật. Pháp điển hóa nhƣ một số nƣớc đã thực hiện, đó là tập hợp, rà soát, so sánh, đối chiếu, căn chỉnh, loại bỏ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo đã hết hiệu lực thi hành để xuất bản các Tổng tập hệ thống hóa về các ngành luật, các lĩnh vực cụ thể [49, 51]. Chẳng hạn, ở Pháp các hoạt động pháp điển hóa nhằm mục đích [34]:

- Trƣớc hết là tạo ra một văn bản pháp luật duy nhất (dƣới hình thức một bộ luật – Code) từ nhiều văn bản khác nhau về cùng một lĩnh vực;

- Thứ hai là nhằm tập hợp các quy phạm pháp luật (thuộc cả phần luật và phần văn bản dƣới luật) đang nằm phân tán, rải rác để ở nhiều văn bản theo một trật tự logic, tăng cƣờng khả năng liên kết và tính gần gũi, dễ hiểu của

văn bản pháp luật;

- Thứ ba là nhằm minh bạch hóa và bảo đảm tính cập nhật của các quy phạm pháp luật thông qua việc bãi bỏ các nội dung không rõ ràng, mẫu thuẫn, không phù hợp với Hiến pháp, với các thoả thuận, cam kết quốc tế trong các quy phạm pháp luật hiện hành;

- Và cuối cùng là nhằm chỉ ra các khiếm khuyết, các lỗ hổng trong hệ thống luật pháp và chuẩn bị đề xuất những cải cách cần thiết. Với mục tiêu cuối cùng này, pháp điển hóa có thể coi nhƣ một sự chỉ dẫn, kiến nghị đối với chính quyền nói chung và các nhà lập pháp nói riêng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Là một nƣớc chịu ảnh hƣởng lớn của dân luật Pháp, mô hình pháp điển hóa của nƣớc này có thể áp dụng ở Việt Nam với những thay đổi thích hợp. Hơn nữa, cách làm này sẽ giúp giải quyết một số vấn đề nhƣ [63]: Ít tốn kém cả về thời gian, công sức và tiền của so với việc xây dựng các bộ luật lớn; Có tính khả thi so với mặt bằng trình độ làm luật chung ở thời điểm hiện nay vì ít đòi hỏi sự can thiệp, chỉ đạo của các cơ quan làm chính sách; Bảo đảm tính linh hoạt, dễ cập nhập và nhanh chóng thích nghi, phù hợp với điều kiện hạ tầng xã hội vẫn đang biến chuyển liên tục nhƣ hiện nay.

Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, pháp điển hóa là một công việc mang tính kỹ thuật cao, tốn nhiều thời gian và công sức, có thể kéo dài đến cả chục năm (ví dụ nhƣ đối với Bộ luật về chính quyền địa phƣơng của Cộng hòa Pháp) [34]. Đây là một trong các lý do khiến Nghị viện ở những nƣớc nhƣ Pháp không tham gia sâu vào công việc này mà ủy quyền cho Chính phủ và các cơ quan chuyên môn đảm trách. Chính vì vậy, để áp dụng vào Việt Nam, nên coi pháp điển hóa là một hoạt động mang tính kỹ thuật, có thể giao cho các nhà chuyên môn tiến hành và giảm bớt sự can thiệp của các nhà lập pháp. Khi một sản phẩm pháp điển hóa đã đƣợc hoàn thiện, các nhà lập pháp có thể

ủy quyền cho một cơ quan (có thể là Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc Chính phủ) xác nhận hiệu lực của bộ pháp điển hóa này. Trách nhiệm chủ yếu ở khâu này là bảo đảm để các quy định pháp luật đƣợc pháp điển hóa vẫn giữ nguyên nội dung nhƣ đã đƣợc Quốc hội thông qua.

Mặt khác, để tiến hành pháp điển hóa đƣợc thuận lợi, bảo đảm đƣợc sự thống nhất của toàn bộ quá trình thì cần có một cơ quan chuyên trách (tƣơng tự nhƣ Ủy ban cấp cao về pháp điển hóa của Pháp) chịu trách nhiệm chính trong quá trình này. Cơ quan này có thể thuộc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc Chính phủ (tùy thuộc vào việc Quốc hội sẽ giao cho cơ quan nào chịu trách nhiệm thông qua các bộ pháp điển hóa). Nhiệm vụ chính của cơ quan này là lập chƣơng trình, kế hoạch pháp điển hóa các văn bản pháp luật; giúp cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện kế hoạch pháp điển hóa; tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành pháp điển hóa; thẩm định sản phẩm pháp điển hóa để tham mƣu cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

KẾT LUẬN

Với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Với ba chức năng lập hiến và lập pháp; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc; và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở việc trực tiếp tham gia vào các công đoạn làm luật với tƣ cách là cơ quan thẩm tra, xem xét và quyết định thông qua các đạo luật; giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong đó bao gồm cả giám sát việc ban hành văn bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đối với hoạt động quyết định vấn đề quan trọng của đất nƣớc, Quốc hội hoàn toàn có quyền chủ động nghiên cứu, xem xét thành lập các thiết chế nhà nƣớc khác ngoài các thiết chế Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát để đảm bảo khách quan, độc lập trong việc giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật với Hiến pháp và các luật do Quốc hội ban hành.

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nƣớc ta tiến hành xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi nhu cầu ban hành khối lƣợng lớn văn bản luật có chất lƣợng có tính thống nhất cao thì vai trò của Quốc hội càng quan trọng. Muốn đảm đƣơng đƣợc tốt chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định cho Quốc hội, phát huy vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật cần có những biện pháp mang tính đồng bộ, tổng thể. Những giải pháp này bao gồm từ những vấn đề từ nhận thức về vai trò của Quốc hội trong hoạt động lập pháp; quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội; năng lực hoạt động của

cá nhân đại biểu Quốc hội;... cho đến các điều kiện vật chất – kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Trƣớc hết đó là việc đổi mới nhận thức về vai trò của Quốc hội trong hoạt động lập pháp với việc khẳng định, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, nhƣng không phải là cơ quan thực hiện tất cả các công đoạn của quy trình làm luật và không phải là ”phân xƣởng” làm luật. Trong quá trình đó, sự tham gia của Quốc hội giữ vai trò thẩm định, phản biện chính sách pháp luật, đặc biệt là quyết định có ban hành hay không một đạo luật hoặc một quy phạm pháp luật nào đó.

Tiếp đó là những hoàn thiện về khuôn khổ pháp luật về sự tham gia của Quốc hội trong các hoạt động theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đó là việc cải tiến việc lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh; đề cao vai trò của Quốc hội trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật thống nhất; tăng cƣờng hiệu quả công tác thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan này trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các dự án luật; cải tiến thủ tục, quy trình hoạt động tại các kỳ họp Quốc hội; tăng cƣờng sự tham gia và nâng cao hiệu quả thu thập ý kiến của công chúng vào các dự án luật, mà trƣớc hết là huy động sự tham gia của các nhà khoa học, những chuyên gia am hiểu về các vấn đề có liên quan đến nội dung mà các đạo luật dự kiến điều chỉnh, từ đó, nâng cao chất lƣợng, tính thống nhất, đồng bộ của mỗi văn bản luật đƣợc bành trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật.

Vấn đề thứ ba là, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội. Muốn làm đƣợc điều này, ngoài việc nâng cao tính hiệu quả, chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội qua việcg tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động

chuyên trách, đội ngũ tƣ vấn, tham mƣu, giúp việc, đặc biệt là nguồn nhân lực hỗ trợ thông tin nghiên cứu giúp đại biểu Quốc hội có thêm thông tin từ đó định hình chính kiến và lựa chọn các quyết định phù hợp. Đây là một nội dung quan trọng ngoài việc giúp cho đại biểu Quốc hội nâng cao năng lực hoạt động còn góp phần đảm bảo yếu tố phù hợp, khách quan và có luận cứ xác đáng trong các quyết sách của Quốc hội cũng nhƣ của cá nhân mỗi đại biểu Quốc hội khi xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc.

Tiếp đó là việc áp dụng các kỹ thuật, quy trình lập pháp mới đảm bảo sử dụng các nguồn lực hiện có một cách hữu hiệu, đồng thời tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực để ban hành số lƣợng lớn các đạo luật có chất lƣợng; kịp thời rà soát sửa đổi bổ sung các đạo luật đã không còn phù hợp,... từ đó đảm bảo yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Việc áp dụng kỹ thuật một lật sửa đổi nhiều luật và kỹ thuật pháp điển hóa là hai nội dung rất có ý nghĩa cần đƣợc triển khai và thực hiện hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới ở nƣớc ta.

Với những nỗ lực và những đổi mới thời gian vừa qua của Đảng và Nhà nƣớc ta, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội đã không ngừng đƣợc nâng cao, nhất là trong một số nhiệm kỳ Quốc hội gần đây. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn đã phần nào cho thấy vai trò và những đóng góp quan trọng của Quốc hội vào việc thúc đẩy và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, mà trƣớc tiên là các đạo luật do Quốc hội ban hành. Những giải pháp về đổi mới, kiện toàn về tổ chức hoạt động, những cải tiến trong quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội và những giải pháp khác mà Luận văn đƣa, không nhằm mục đích gì khác, ngoài việc cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các vị đại biểu Quốc hội các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn xem xét, nghiên cứu trong quá trình hoạt động của mình để từ đó góp phần khẳng định và

ngày càng nâng cao vài trò của Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan có vị trí và vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật ở nƣớc ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Các văn kiện của Đảng

1. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020

2. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.

II. Văn bản pháp luật

3. Hiến pháp năm 1992

4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 5. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

6. Luật số 02/2002/QH11 ngày 16/12/2002 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Luật số 83/2007/QH11 ngày 02/4/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội

8. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001

9. Nghị quyết số 1053/2006/QH11 ngày 10/11/2006 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội giải thích Khoản 6, Điều 19 của Luật kiểm toán nhà nƣớc. 10.Nghị quyết số 369/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban

thƣờng vụ Quốc hội về việc thành lập Ban công tác lập pháp

11.Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 1992

12.Nghị quyết số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về kết quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,Thủ

tƣớng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

13.Nghị quyết số 56/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. 14.Quy chế hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội – Ban hành kèm

theo Nghị quyết số 26/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội khóa XI

15.Quy chế hoạt động của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội khóa XI);

III. Báo cáo, tờ trình và ý kiến tham luận của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội

16.Bản tập hợp ý kiển thảo luận tại hội trƣờng, phiên họp ngày 23/11/2005 về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 88 - 104)