Tăng cường hiệu quả của công tác thẩm tra

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 78 - 81)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.2.3. Tăng cường hiệu quả của công tác thẩm tra

Thẩm tra là khâu mà Uỷ ban pháp luật, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội có tác động trực tiếp trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống. Trong đó, cả thẩm tra dự kiến Chƣơng trình xây dựng luật và thẩm tra từng dự luật. Thực tiễn cho thấy có hai vấn đề rất quan trọng trong quy trình thẩm tra cần đƣợc đổi mới, hoàn thiện, đó là việc phải xác định rõ phạm vi thẩm tra và trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì thẩm tra với các cơ quan phối hợp tham gia hoạt động thẩm tra [58].

Về phạm vi thẩm tra, cần trao cho Hội đồng dân tộc, các ủy ban, nhất là Uỷ ban Pháp luật thực quyền trong việc bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp, sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Khi tiến hành thẩm tra để xem xét

quyết định một dự án luật, pháp lệnh đƣợc đƣa vào chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh, một yêu cầu không thể thiếu là phải xem xét dự án luật, pháp lệnh đó trong khuôn khổ của Hiến pháp và phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm môi trƣờng pháp lý an toàn, ổn định cho ngƣời dân, cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu hội nhập, xây dựng và phát triển đất nƣớc. Nếu dự luật không đáp ứng đƣợc yêu cầu này, các cơ quan của Quốc hội chủ trì thẩm tra cần đƣợc trao thẩm quyền gác dự luật đó, hoặc ít nhất có thẩm quyền kiến nghị Quốc hội gác lại dự luật.

Về sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan tham gia thẩm tra, cần đƣợc quy định rõ hơn theo hƣớng việc tham gia thẩm tra cần phải có ý kiến bằng văn bản của tập thể thƣờng trực Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban về tất cả những nội dung của dự án luật, pháp lệnh, nhất là những dự án luật, pháp lệnh liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền thẩm tra của Hội đồng dân tộc và Uỷ ban khác [35, 48]. Ý kiến này nhằm khắc phục cách làm lâu nay là chỉ có đại diện của các ủy ban khác tham gia phiên họp thẩm tra và nhiều khi phát biểu với tƣ cách cá nhân, chứ không thể hiện quan điểm của ủy ban.

Ở đây, có thể tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia khác trong việc tổ chức phổi hợp thẩm tra giữa các ủy ban chuyên môn của Quốc hội. Thực tiễn ở nghị viện các nƣớc cho thấy có ba cách cơ bản để phân công, phối hợp giữa các ủy ban. Cách thứ nhất là phân chia các vấn đề nhỏ thành từng phần cho các Ủy ban xem xét nhƣ ở Hạ nghị viện Hoa Kỳ. Cách thứ hai là thành lập ủy ban liên hợp giữa các ủy ban để xem xét dự luật nhƣ kinh nghiệm ở Quốc hội Ba Lan. Còn cách thứ ba là cho phép các ủy ban đƣợc gửi ý kiến của mình về vấn đề Quốc hội đang xem xét đến một ủy ban chủ trì việc xem xét dự án nhƣ kinh nghiệm của Riksdag Thụy Điển. Đối với các dự án luật lớn gồm nhiều vấn đề (omnibus bill), Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã xử lý bằng

cách thành lập một ủy ban đặc biệt để xem xét các dự án loại này nhƣ thành lập ủy ban đặc biệt để thẩm tra dự án luật năng lƣợng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Carter. Ủy ban này có thẩm quyền trong việc quyết định cả về chính sách lẫn quy trình xem xét dự án luật với thành phần gồm chủ tịch các ủy ban có chức năng lập pháp trong Hạ nghị viện [66].

Theo cách làm hiện nay của Quốc hội Việt Nam thì hình thức tổ chức các phiên họp liên tịch (dạng các phiên họp của ủy ban liên hợp) đang đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách thức này đã tỏ ra không hiệu quả. Thiết nghĩ, để nâng cao tính tập thể và vai trò chủ động của các ủy ban, có lẽ nên áp dụng hình thức phân công cho các ủy ban chủ động thẩm tra rồi gửi kết quả đến ủy ban chủ trì thẩm tra theo kinh nghiệm của Thụy Điển.

Đặc biệt, cần tăng cƣờng vai trò của Uỷ ban pháp luật bằng cách ủy ban phải chủ động tiến hành hoạt động xem xét, đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với tất cả các dự án luật, pháp lệnh [38]. Ý kiến của Uỷ ban về vấn đề này phải đƣợc thể hiện bằng văn bản và đƣợc gửi cùng với các tài liệu khác khi trình dự án luật, pháp lệnh ra trƣớc Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Nhƣ vậy, cùng với hoạt động thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra, hoạt động xem xét về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh cũng đƣợc Uỷ ban pháp luật tiến hành song song, độc lập.

Theo phƣơng án này, với mỗi dự án luật, bên cạnh báo cáo thẩm tra của Uỷ ban chủ trì thẩm tra, cần xây dựng báo cáo về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản đó với hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó đề xuất phƣơng án cụ thể để xử lý trong trƣờng hợp phát hiện những quy định không hợp hiến, hợp pháp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo. Hơn nữa, việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với dự án luật, pháp lệnh phải trở thành một công đoạn bắt buộc trong quy trình

lập pháp. Tất nhiên, quyền quyết định cuối cùng thuộc về Quốc hội (trên cơ sở sự tƣ vấn của Uỷ ban pháp luật), do vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn đƣợc giữ vững. Cuối cùng, cần quy định rõ hậu quả pháp lý và cách thức, trình tự xử lý trong trƣờng hợp Uỷ ban pháp luật cho rằng, một điều khoản hay một văn bản không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo.

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)