Đổi mới nhận thức về vai trò, thẩm quyền lập pháp của Quốc hội

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.1.Đổi mới nhận thức về vai trò, thẩm quyền lập pháp của Quốc hội

Rõ ràng trong mô hình nhà nƣớc Việt Nam, việc quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp là hợp lý. Tuy nhiên, tính duy nhất ở đây cần đƣợc hiểu là Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền biểu quyết thông qua các dự án luật, pháp lệnh ở giai đoạn cuối cùng. Vai trò của Quốc hội tập trung vào khâu cuối cùng, là khâu quan trọng nhất, thể hiện quyền lập pháp duy nhất, quyền thẩm định và quyết định có ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay không [69].

Để có đƣợc những văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu cuộc sống, cần phải có sự phân định rạch ròi giữa vai trò của Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động lập pháp theo đó Chính phủ là cơ quan có chức năng hoạch định các chính sách lập pháp còn Quốc hội, với vị trí là cơ quan đại biểu của nhân dân, có chức năng thẩm định các chính sách đó. Trong tiến trình này, vai trò của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật bởi vì đây là nơi đầu tiên xác định nên những vấn đề cần phải điều chỉnh của pháp luật, những giới hạn phạm vi của chính sách lập pháp cũng nhƣ tiến hành “biên dịch” những chính sách đó thành các điều khoản cụ thể của dự án luật, pháp lệnh. Qua quá trình trực tiếp điều hành và thực thi pháp luật, chính cơ quan hành pháp là nơi có điều kiện để hiểu rõ nhất những khu vực chính sách có thể gây ra sự thiếu thống nhất trong các dự thảo luật. Hơn thế nữa, Chính phủ và các bộ, ngành là nơi tập trung một lực lƣợng chuyên gia hùng hậu về các lĩnh vực chuyên môn, trực tiếp tham gia quản lý nhà nƣớc và do vậy sẽ có năng lực soạn thảo các đạo luật sát thực hơn

với thực tiễn cuộc sống.

Từ đó, cần có các giải pháp để làm rõ vai trò của Chính phủ trong việc soạn thảo các dự án luật và nâng cao chất lƣợng của hoạt động soạn thảo ngay trong giai đoạn này để đảm bảo tính thống nhất của các dự án luật. Bên cạnh việc cải tiến quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, một trong các giải pháp quan trọng là cần phải tăng cƣờng vai trò giám sát của Quốc hội. Với vị trí là cơ quan đại diện của nhân dân, Quốc hội có chức năng giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và có quyền yêu cầu cơ quan hành pháp phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động của mình. Hoạt động giám sát của Quốc hội sẽ tạo ra yêu cầu tuân thủ pháp luật và tạo ra động lực phải liên tục tìm tòi, xây dựng và sửa đổi các quy định pháp luật để quá trình vận hành của bộ máy hành pháp đƣợc tốt hơn [63]. Trong trƣờng hợp này, có thể nói hoạt động giám sát của Quốc hội đã tạo ra động lực lập pháp cho Chính phủ cũng nhƣ tạo ra tính chịu trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo tính thống nhất của các dự án luật, pháp lệnh do mình chủ động soạn ra.

Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích ở các phần trên, cũng còn những nhận thức chƣa phù hợp về những nội dung công việc mà Quốc hội có thể thực hiện. Về bản chất, Quốc hội là một cơ quan làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số. Do vậy, Quốc hội chỉ có thể thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với phƣơng thức hoạt động của mình. Vì thế, việc yêu cầu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải tiến hành các hoạt động mang tính pháp lý nhƣ giải thích pháp luật hoặc rà soát, giám sát các văn bản quy phạm pháp luật là không phù hợp. Quốc hội chỉ có thể thực hiện các hoạt động giám sát trên cơ sở chế độ hội nghị và chế độ trách nhiệm chính trị dƣới các hình thức biểu dƣơng, phê phán, kiến nghị đặt vấn đề tín nhiệm.

Tuy nhiên, do những hoạt động nhƣ giải thích pháp luật hoặc rà soát, giám sát các văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật nên cần phải tính đến giải pháp thiết lập ra các thiết chế phù hợp để thực hiện các nội dung công việc có liên quan. Chẳng hạn, gần đây đã có nhiều kiến nghị thiết lập mô hình Tòa án Hiến pháp để thực hiện các chức năng này [1, 27]. Rõ ràng, với vị trí là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, Quốc hội cũng có vai trò rất lớn trong việc thiết lập ra các thiết chế này để góp phần nâng cao tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật (Trang 72 - 74)