Dịch vụ khách hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh đà nẵng (Trang 39 - 41)

Do tính đặc thù của mặt hàng gas không như các hàng hoá khác, thông thường khách hàng ít khi gặp trực tiếp người bán hàng của Công ty để mua hàng, mà thông tin chủ yếu là qua điện thoại, email..

Từ mô hình đường vận động của hàng hóa (Sơ đồ 3.1.3b), có 3 bộ phận tiếp nhận đơn hàng, đó là:

-Bộ phận 1: Kinh doanh Gas Công nghiệp-Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (1) và (2). -Bộ phận 2: Kinh doanh Gas thương mại -Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (3), (4) và (5). -Bộ phận 3: Cửa hàng bán lẻ trực tiếp-Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (6).

Nhóm khách hàng công nghiệp (trên 50%):

Những công ty mua sản phẩm gas rời nhằm phục vụ hoạt động sản xuất lĩnh vực công nghiệp (ví dụ công ty COSEVCO, công ty gạch Đồng Tâm, Cà phê Trung Nguyên, các nhà máy chế biến thủy hải sản tại miền Trung...)

SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 39

Nhu cầu sử dụng gas ở nhóm khách hàng này tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây (từ khoảng 5200 tấn năm 2006 lên 7810 tấn trong năm 2013, tỉ lệ tăng hơn 50%).

Nhóm khách hàng thương mại (10%):

Đơn vị sử dụng gas bình 48kg của công ty nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, chẳng hạn như cơ sở sấy cá, cơ sở làm mè xừng, nhà hàng…

Đối với nhóm khách hàng này, đơn hàng cũng được đặt qua điện thoại, email như khách hàng công nghiệp

Nhóm khách hàng dân dụng. (40%):

Các hộ gia đình sử dụng sản phẩm gas bình 1213kg, cùng với phát minh của Tiến Sĩ Bùi Văn Ga gần đây là nhiên liệu Gas thay thế cho xăng tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu tiêu thụ Gas trên thị trường,

Hiện tại, việc tiếp nhận xử lý đơn hàng còn thủ công (nhân viên trực điện thoại ghi lại các thông tin của khách hàng như: Tên, địa chỉ, loại bình, số lượng…).

 Kết luận 3 nhóm khách hàng mục tiêu:

+KH công nghiệp : Sản phẩm là gas rời mỗi lần mua với số lượng lớn và ổn định +KH thương mại : Mỗi lần mua với số lượng nhiều. Mua tại các đại lý phân phối của công ty.

+KH tiêu dùng : Sản phẩm là bình 12kg và 13kg. Mỗi lần mua với số lượng ít, cần đáp ứng nhanh. Mua tại các đại lý phân phối của công ty hoặc các cửa hàng bán lẻ..

* Thông số đánh giá hiệu quả tài chính :

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Vòng quay KPThu=DT Thuần/KPThu 8.09 8.62 8.26

Vòng quay KP Trả =GVHB/KP Trả 4.70 3.61 3.49

 Vòng quay khoản phải thu: Trong giới hạn cho phép số vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt .số vòng quay khoản phải thu càng lớn thì khoản phải thu chuyển đổi

SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 40

thành tiền càng nhanh.Ta thấy số vòng quay khoản phải thu qua các năm có sự biến động: năm 2011 vòng quay khoản phải thu tăng lên 8.62 vòng so với năm 2010 là 8.09 vòng đến năm 2012 thì giảm xuống còn 8.26 vòng.

 Khả năng quay vòng vốn của các khoản phải thu chưa ổn định ,chứng tỏ chính sách bán tín dụng của công ty chưa đạt kết quả tốt .Việc duy trì sự và nâng cao sự ổn định của vòng quay các khoản phải thu là vấn đề đặt ra cho công ty vì vậy công ty cần có cá chính sách đẩy mạnh các hoạt động bán hàng có hiệu quả hơn.

 Vòng quay khoản phải trả: Với chỉ tiêu này số vòng quay càng lớn thì càng tốt cho công ty .Ta thấy vòng quay khoản phải trả giảm dần qua các năm năm 2010 là 4.7 đến năm 2011 giảm còn 3,61 và năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 3.49 vòng, tức là tốc độ mà công ty phải trả nợ cho chủ nợ ngày càng tăng lên.

Điều này tạo ra cho công ty một áp lực khá nặng trong việc huy động nguồn lực để chi trả các khoản nợ. Vì vậy công ty cần có chính sách để kiểm soát và gia tăng các nguồn lực để hỗ trợ cho khả năng trả nợ của công ty .

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh đà nẵng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)