Tình trạng kho bãi, dự trữ

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh đà nẵng (Trang 36 - 38)

Nhà máy LPG ở công ty có diện tích là 10.050m2, sức chứa 1.000 tấn, gồm dây chuyền đóng bình tự động với 5 bể chứa, 100m3/bể. Với hai kho:

1. Kho chính: chứa bồn chính là nơi chứa LPG tiếp nhận từ tàu. Gas sẽ được công ty vận chuyển nhập vào bồn chứa trong kho.

2. Kho chứa sản phẩm được chiết nạp từ bình chứa.

Khối lượng LPG tại các kho phải được đảm bảo: khối lượng kho chính (trừ thất thoát) = khối lượng kho chứa sản phẩm (bồn chứa nhỏ hơn và bình gas) + khối lượng tiêu thụ.

SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 36

Nhu cầu tiêu thụ của cả tháng có thể dự tính, tuy nhiên khâu nhập hàng lại không chủ động được việc vay gửi hàng giữa các hãng cũng thường xuyên phát sinh. Do vậy, nhiều khi lượng xuất bán và lượng nhập về không khớp với nhau và dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa hàng, phát sinh thêm chi phí.

Giá bán LPG tại nhập về đang theo mức giá của Công ty Saudi Aramco công bố hàng tháng (giá gas nhập về thay đổi hàng tháng), do vậy nếu khâu nhập, xuất, tồn không tính toán kỹ sẽ gây thiệt hại lớn đến Công ty. Mức biến động giá gas có tháng là 100 USD/tấn, nếu tồn kho khoảng 2.000 tấn hàng thì chi phí thiệt hại là 200.000 USD (khoảng 4 tỷ VNĐ).

Bảng 3.1: Sức chứa của hệ thống kho đầu mối

Kho Nhà Bè Thượng Lý Đà Nẵng Cần Thơ

Sức chứa 2.000 tấn 1000 tấn 1000 tấn 500 tấn

Giá trị đầu tư (triệu đồng) 81.000 29.409 18.040 19.388 Thời gian đi vào hoạt động 05/2002 11/1996 02/1998 01/2000 Công suất đóng bình 8,4 tấn/h 5,2 tấn/h 5,2 tấn/h 5,2 tấn/h Công suất xuất gas rời 30 tấn/h 24 tấn/h 24 tấn/h 12 tấn/h

Mớn nước 6 mét 4,2 mét 4,2 mét 5,5 mét

Khả năng đón tàu trọng tải 24.000 tấn 3.000 tấn 3.000 tấn 3.600 tấn

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính, “Báo cáo tổng kết năm 2009”)

* Các thông số đánh giá hiệu quả tồn chứa của công ty: (Số liệu lấy từ cophieu68.com tháng 5/2012).

Chỉ tiêu hoạt động 2010 2011 2012

Vòng quay tồn kho =GVHB/TK 23.49 19.80 14.15

SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 37

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục, do đó hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ.

Ta thấy tốc độ hàng tồn kho giảm từ 23.49 vòng năm 2010 xuống còn 19.8 vòng năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012 chỉ còn 13.15 vòng, thể hiện sản phẩm của công ty còn bị tồn đọng nhiều, tình hình bán ra sản phẩm giảm, theo đó là ngày tồn kho bình quân tăng lên đáng kể 17.01 ngày năm 2010 lên 20.25 ngày năm 2011 và tăng lên cao với 28.37 ngày năm 2012..

Như vậy hàng của công ty còn tồn đọng lại trong kho khá lâu và thời gian hàng nằm chờ như vậy đang ngày càng tăng dẫn đến khả năng quay vòng vốn của công ty giảm mạnh. Điều này đòi hỏi công ty phải có các chính sách hợp lý để quản lý hàng tồn kho đảm bảo khả năng quay vòng vốn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh đà nẵng (Trang 36 - 38)