Rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 97)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

3.4.1. Rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí

NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.4.1. Rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí

Đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và gần 20 năm thực hiện Luật Báo chí cùng các văn bản pháp luật trực tiếp về hoạt động báo chí, có thể khẳng định rằng các quan điểm, chủ trương của Đảng về hệ thống báo chí, về quản lý nhà nước đối với báo chí đã có những thay đổi quan trọng được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và thể hiện ở số lượng cũng như chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đã được khảo sát và trình bày trong Luận văn.

Tuy nhiên, trong hoạt động báo chí, các quan hệ xã hội rất đa dạng, phong phú và phức tạp, là sự đan xen giữa văn hóa - tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tư duy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất - lưu thông và tiêu dùng. Việc nhận thức đúng và đủ các quan hệ xã hội trong báo chí để từ đó đề ra được các quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh cũng phải trải qua một quá trình.

Theo đó, để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với báo chí được thực hiện nghiêm túc, nhiệm vụ hàng đầu là phải thường xuyên rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí nhằm loại bỏ những quy định pháp luật bị chồng chéo, mâu thuẫn nhau và lạc hậu, đồng thời ban hành mới các văn bản pháp luật có chất lượng pháp lý cao có sức sống dài hơn trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu cơ bản và kết hợp nhuần nhuyễn các luật liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong nội dung các văn bản pháp luật về báo chí.

Từ thực trạng pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí và thực tiễn áp dụng, tác giả xin nêu một số kiến nghị để sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Luận văn không thể đi sâu trình bày tất cả các vấn đề liên quan đến báo chí mà chỉ tập trung việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Báo chí 1999.

Qua 8 năm thi hành Luật Báo chí 1999, một số điều đến nay không còn phù hợp với hoạt động báo chí trong giai đoạn phát triển mới, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và phát triển như quy định về các loại hình báo chí, quảng cáo trên báo chí, lưu chiểu, cải chính trên báo chí, tài chính báo chí…. Vì vậy, Luật Báo chí cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Luật Báo chí 1999 cần được tiến hành theo một số nội dung sau:

Về các loại hình báo chí

Điều 3 Luật Báo chí Báo chí 1999 quy định các loại hình báo chí: Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mang thông tin máy tính) bằng tiếng Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Quy định như trên còn chung chung. Điều này, cần sửa đổi theo hướng cần định nghĩa cụ thể, rõ hơn các loại hình báo chí để có cơ sở pháp lý cho việc quản lý và xuất bản của cơ quan báo chí. Nên chăng quy định:

Báo in có thể phân loại: Báo hàng ngày (kể cả báo buổi chiều, trưa, sáng); Báo ra định kỳ (không gọi là báo tuần); báo ra hai, ba bốn kỳ một tuần; tạp chí ra định kỳ 10,15,30 ngày một kỳ hoặc một tháng, hai tháng, ba tháng một kỳ.

Điều 11 Luật Báo chí 1999 quy định cơ quan báo chí thực hiện một loại hình báo chí. Nhưng trên thực tế hiện nay, cơ quan báo chí đã thực hiện

không chỉ một loại hình báo chí. Báo chí in thực hiện thêm loại hình báo điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình thực hiện báo chí in…. Ngay đối với một loại hình báo chí, cơ quan báo chí đã thực hiện nhiều sản phẩm báo chí như báo chí cuối tuần, cuối tháng, đặc san, phụ trương… và để tránh tình trạng cơ quan báo chí ra ồ ạt các loại hình báo chí trong khi điều kiện chưa cho phép. Điều 11 nên chăng quy định: Cơ quan báo có thể thực hiện nhiều loại hình báo chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình khi có đủ điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất, khả năng tài chính và những quy định tại Điều 18 của Luật Báo chí và được cơ quan quản lý nhà nước cho phép (từ quy định này sẽ bỏ Điều 21: Thực hiện các loại hình báo chí khác, xuất bản ấn phẩm báo chí khác, phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ).

Về cải chính trên báo chí:

Điều 9 của Luật báo chí năm 1999 đã quy định khá cụ thể về cải chính; điều luật đã làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân có liên quan đến việc cải chính trên báo chí. Tuy nhiên, trên thực tế một số cơ quan báo chí chưa hiện nghiêm túc. Khi thông tin sai sự thật, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân, được phát hiện và có yêu cầu cải chính nhưng một số cơ quan báo chí vẫn im lặng hoặc cải chính bằng cách "nói lại cho rõ", thậm chí có hiện tượng "cửa quyền" khi đưa tin sai sự thật nhưng không cải chính. Chính vì vậy, Điều 9 của Luật sửa đổi nên bổ sung thêm quy định: Việc đưa tin sai sự thật, xúc phạm tổ chức, cá nhân không chỉ dừng lại ở việc cải chính mà tùy theo mức độ vi phạm, còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường như quy định tại Điều 28 của Luật Báo chí.

Về những điều không đƣợc thông tin trên báo chí:

Điều 10 Luật Báo chí hiện hành quy định về những điều không được thông tin trên báo chí còn khá chung chung, rất khó xác định khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng để xử lý vi phạm. Chẳng hạn, Điều 10 chỉ ghi "không được kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác" và thiếu một số điều cấm như: cấm

tuyên truyền mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục; tiết lộ đời tư công dân... Vì thế, Điều 10 nên quy định cụ thể, rõ ràng hơn và cũng nên bổ sung một số điều cấm như Nghị định 51/2002 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí:

Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau:

1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).

4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo đúng quy định tại khoản 6 điều này.

5. Không được đăng, phát tin, bài, truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tài liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).

6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước; tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đó.

Về ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí

Trong các chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí, vai trò của người đứng đầu cơ quan báo chí rất quan trọng, thậm chí có nhiều ý kiến của nhà quản lý báo chí cho rằng đây là gương mặt của tờ báo. Điều đó xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí. Tuy nhiên, hiện nay những quy định pháp lý về vị trí số 1 này trong cơ quan báo chí đang có những mâu thuẫn cần phải được sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn, nếu "mỗi người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ Tổng biên tập, Tổng giám đốc, Giám đốc của một cơ quan báo chí" thì điều đó lại mâu thuẫn với những thực tế cơ quan báo chí, loại hình báo chí.

Điều 13 quy định: Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do nhà nước quy định.

Quy định này còn chung chung. Bởi thực tế hiện nay một số người đứng đầu cơ quan báo chí không có trình độ nghiệp vụ báo chí vẫn được bổ nhiệm do cơ cấu, sắp xếp. Vì thế, điều này cần phải quy định cụ thể thêm tiêu chuẩn bắt buộc người đứng đầu cơ quan báo chí trước hết phải là nhà báo. Quy định như vậy sẽ tránh hiện tượng cơ cấu Tổng biên tập rồi mới cấp thẻ nhà báo. Làm được điều này là sự thể hiện tính dân chủ trong báo chí, góp phần thúc đẩy báo chí phát triển theo tôn chỉ, mục đích của mỗi tờ báo.

Về điều kiện hoạt động báo chí

Điều 18 Luật hiện hành quy định tổ chức muốn thành lập cơ quan báo chí phải có đủ các điều kiện sau:

- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí

- Có trụ sở và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho hoạt động của cơ quan báo chí

Nếu chỉ quy định như vậy, một tổ chức, một cơ quan hội tụ đủ các điều kiện trên xin thành lập cơ quan báo chí mà cơ quan nhà nước không cho phép là phạm luật.

Thực tiễn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí còn phải xét đến nhiều yếu tố khác nữa - nhất là hiện nay tình trạng trùng lặp, chồng chéo về loại hình, chức năng, tôn chỉ, mục đích và nội dung thông tin của toàn bộ hệ thống báo chí đang gây nên sự bất hợp lý và lãng phí lớn trong hoạt động thông tin - báo chí. Vì thế, các cơ quan quản lý đang đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới báo chí. Do đó, điều này cần phải quy định cụ thể hơn để đảm bảo cho việc phát triển báo chí phải nằm trong mạng lưới quy hoạch, tránh tình trạng "mạnh ai người nấy làm" hoặc "ngành, hội, địa phương này có, thì ngành hội địa phương khác cũng phải có". Nên chăng Điều 18 nên bổ sung thêm quy định: Việc thành lập cơ quan báo chí phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí

Về cơ quan chủ quản báo chí

Điều 12 Luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ về vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, điều luật này vẫn còn điểm chưa cụ thể, rõ ràng: "Cơ quan chủ quản báo chí phải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm pháp luật của cơ quan báo chí trực thuộc". Nếu quy định như trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh vừa là cơ quan chủ quản báo chí (đối với đài phát thanh - truyền hình) vừa là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước sẽ thiếu khách quan và công bằng trong hoạt động quản lý. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan báo chí.

Về quảng cáo

Điều 25 Luật Báo chí quy định: "Báo chí được đăng, phát sóng quảng cáo và thu tiền quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải tách biệt với nội dung tuyên truyền và không được vi phạm các quy định tại Điều 10 (những điều không được thông tin trên báo chí).

Thực tiễn, hiện nay đặt ra rất nhiều đối với hoạt động quảng cáo như: quảng cáo tràn lan, độ tin cậy của quảng cáo, quảng cáo giật gân...Trong điều luật cần bổ sung những quy định cụ thể về diện tích quảng cáo, cơ chế kiểm tra độ tin cậy của quảng cáo, thời gian quảng cáo cho một sản phẩm trên từng loại hình báo chí, những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Sự bổ sung này phải tính đến sự phù hợp, thống nhất, tránh sự trùng lặp với các quy định về quảng cáo của Luật Thương mại, Pháp lệnh quảng cáo hiện nay.

Về lƣu chiểu

Công tác lưu chiểu là một khâu quan trọng của quản lý nhà nước về báo chí nhằm thực hiện chức năng kiểm tra trước khi cho lưu hành báo chí vẫn là một khâu bộc lộ nhiều yếu kém và sơ hở: nhiều báo thực hiện sai quy đinh lưu chiểu, thông tin trên báo chí không bị kiểm soát trước khi phát hành, để xảy ra một số trường hợp sai phạm không thể kiểm soát được (Theo báo cáo của Cục báo chí vẫn còn hiện tượng có "lưu" chứ chưa có "chiểu"). Một trong những nguyên nhân trên là quy định của Luật Báo chí còn quá chung chung.

Điều 23 quy định: Báo chí in phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành; báo nói, báo hình phải lưu giữ bản thảo, phim nhựa, băng, đĩa ghi âm, ghi hình theo quy định của Chính phủ.

Điều luật trên chưa quy định cụ thể về đối tượng, thời gian, địa điểm và số lượng nộp lưu chiểu và đặc biệt là điều luật này đã "bỏ quên" báo điện tử. Trong thời gian tới cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện những vấn đề trên.

Về xử lý vi phạm báo chí

Trong Luật Báo chí hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm pháp lý của một loạt chủ thể tham gia quan hệ: cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan

chủ quản, cơ quan báo chí, tổng biên tập, nhà báo. Vì thế, hiện nay người ta lợi dụng để thoái thác trách nhiệm, tạo ra sự tùy tiện cho cơ quan quản lý nhà nước, việc tuân thủ pháp luật về báo chí không triệt để, không đi vào cuộc sống.

Trong Luật Báo chí sửa đổi sắp tới cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể trên, cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính (nội dung vi phạm, hình thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)