SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 46)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

Pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí nói riêng là kết quả của nhận thức và là hình thức ghi nhận nhu cầu khách quan để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật, chúng ta không thể tách rời các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và càng không thể thoát ly các đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng thời kỳ lịch sử, trong đó các quy phạm pháp luật về nội dung (quy phạm vật chất) và thủ tục hành chính (quy phạm hình thức) được ban hành.

Theo dòng chảy của lịch sử, pháp luật luôn thể hiện hai mặt cơ bản: một mặt nó là sự thể hiện và kết tinh những giá trị phổ biến, những kinh nghiệm của những giai đoạn, thời kỳ trước đó và tại giai đoạn nó được ban hành. Mặt khác, nó thuộc phạm trù giai cấp và xã hội được ban hành để bảo vệ lợi ích giai cấp, lực lượng đại diện xã hội, cho nên nó phủ nhận những gì không phù hợp với đời sống xã hội. Do vậy, sự hình thành và phát triển của pháp luật là một quá trình kế thừa và phủ nhận một cách biện chứng, mà nó cần phải được nghiên cứu, xem xét trên cả hai mặt để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện.

* Giai đoạn 1945-1954

Trong lĩnh vực báo chí, do nhận thức được vai trò to lớn của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động báo chí nên sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban bố Sắc lệnh số 41 ngày 19-3-1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động báo chí nước ta.

Ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều 10, Hiến pháp 1946 quy định: Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Tuy nhiên, do kháng chiến chống xâm lược Pháp, Chính phủ không có những quy định mới mà chỉ có một số thông tư giải thích hoặc nêu lên các biện pháp thi hành.

Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954, Ủy ban quân chính Hà Nội thay mặt Chính phủ tuyên bố báo chí xuất bản không phải chịu sự kiểm duyệt trước, song phải tuân theo kỷ luật tuyên truyền. Thực tế chế độ kiểm duyệt đối với báo chí đã được bãi bỏ.

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời cho đến lúc đó, những luật lệ ban hành về báo chí còn mang tính đối phó với những hình thức đặc biệt trước mắt, chưa được toàn diện, còn chưa đầy đủ về nội dung cũng như phương diện pháp lý.

* Giai đoạn 1954-1959

Đến cuối năm 1956 ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có 29 tờ báo ra hàng ngày và hàng tuần (trong đó báo của tư nhân là 9) và 22 tạp chí, đặc san. Trước đòi hỏi mới của tình hình, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 282 ngày 14.12.1956 về chế độ báo chí.

Sau khi được Quốc hội thông qua, sắc lệnh này trở thành Luật số 100/SL-L.002 ngày 20.5.1957 quy định chế độ báo chí. Đây là đạo luật đầu tiên riêng cho báo chí của Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 297/Ttg ngày 9.7.1957 quy định chế độ và quyền lợi của những người làm công tác nghiên cứu chuyên nghiệp, Nghị định số 298/Ttg ngày 9.7.1957 quy định chi tiết thi hành luật về chế độ báo chí.

Tinh thần của đạo luật và các nghị quyết này là:

* Để đảm bảo sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận, báo chí không được tuyên truyền những điều: Chống pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước, chế độ; Phá hoại sự nghiệp củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ….

* Xác định những quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của báo chí và thủ tục cấp giấy phép, thể lệ lưu chiểu.

* Xác định những quy định về kỷ luật, tùy theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, đình bản vĩnh viễn, phạt tiền hoặc bị truy tố trước tòa án.

Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 cũng quy định một cách cụ thể hơn về quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều 25 xác định rõ: "Công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí.... Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó". Quy định này một mặt xác nhận về mặt pháp lý quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, mặt khác còn xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền đó trên thực tế.

Ngoài việc tuân theo những quy định của Hiến pháp 1959 về quyền tự do ngôn luận của dông dân, Luật về chế độ báo chí năm 1957, báo chí còn phải chấp hành những đạo luật có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt trong việc giữ gìn bí mật quốc gia. Chủ tịch nước đã ban hành hai sắc lệnh số 154/SL ngày 17.11.1950 và số 69/SL ngày 10.12.1951 ấn định những hình phạt trừng trị với việc tiết lộ bí mật và đặt chế độ giữ gìn bí mật quốc gia.

Các sắc lệnh này "đặt nhiệm vụ cho bộ đội, cơ quan, cán bộ, các đoàn thể, các báo chí và nhân dân phải giữ bí mật quốc gia" và xác định "bí mật quốc gia là những việc, những tài liệu, những địa điểm và những điều gì mà để tiết lộ ra thì có hại cho ta, có lợi cho địch".

* Giai đoạn 1959- 1990

Hiến pháp năm 1980 ra đời đánh dấu một bước phát triển cao hơn và hoàn thiện hơn về hoạt động báo chí, thông tin ở nước ta. Điều 45 quy định:

"Công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị văn hóa, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa".

Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về chức năng, nhiệm vụ của báo chí, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thông tin báo chí ở nước ta. Điều 67 của Hiến pháp 1980 còn quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân và xác định giới hạn thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, cụ thể là việc thực hiện các quyền đó phải "phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân".

Để đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân, ngày 28-12-1989 Quốc hội thông qua Luật báo chí để thay thế Luật số 100/SL -SL002 năm 1957 về chế độ báo chí. Sự ra đời của Luật Báo chí đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật về báo chí ở nước ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động báo chí.

Ngày 2.1.1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh công bố Luật Báo chí của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế Luật Báo chí từ năm 1957. Luật Báo chí năm 1990 phản ánh những thay đổi trong tình hình và nhiệm vụ của đất nước. Từ hoàn cảnh đất nước còn chia làm hai miền với nhiệm vụ xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, nước ta đã bước vào giai đoạn mới: cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đề ra.

Luật Báo chí 1990 vừa kế thừa những nguyên tắc đúng đắn trong nội dung Luật Báo chí 1957, vừa bổ sung và hoàn thiện một bước luật pháp của Nhà nước về báo chí. So với Luật năm 1957, Luật năm 1990 có những điểm mới cơ bản sau:

* Thể hiện rõ và đầy đủ hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân qua báo chí (điều 2), vai trò và trách nhiệm của báo chí theo đường lối của Đảng (điều 6). Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, không còn báo chí tư nhân (điều 1).

* Xác định mối quan hệ giữa báo chí với Đảng, báo chí với Nhà nước, báo chí với xã hội (điều 6).

* Nói rõ và đầy đủ hơn về quyền thông tin và được thông tin của công dân (điều 4), quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin (điều 7), quyền và nghĩa vụ trả lời và cải chính (điều 5,8,9).

* Nói rõ và đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của công dân (điều 4), của cơ quan báo chí và nhà báo (điều 5, 6,15), của cơ quan chủ quản báo chí (điều 12), của người đứng đầu cơ quan báo chí (điều 13), của nhà nước đối với báo chí (điều 17).

* Quy định trách nhiệm của các cơ sở in và tổ chức phát hành (điều 12, 21).

* Quy định về quảng cáo trên báo chí (điều 25). * Quy định về khen thưởng (điều 27).

Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng đề ra nhiệm vụ sắp xếp lại hệ thống báo chí, xuất bản đối với báo chí thì căn cứ theo các tiêu chuẩn đã đề ra trong Luật Báo chí 1990.

Bộ Văn hóa - Thông tin, Thể thao và Du lịch ra Thông tư số 131/TT- VP ngày 20.11.1990 hướng dẫn thi hành Nghị định trên, có điều chỉnh một số tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức báo chí (theo Quyết định 120/LĐ-QĐ ngày 6.6.1985 của Bộ Lao động và Quyết định 98/VH-QĐ ngày 2.8.1985 của Bộ Văn hóa về viên chức báo chí).

Tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật báo chí, xuất bản. Nghị định 133/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng được ban hành ngày 20.4.1992 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí về các mặt:

bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức báo chí và nhà báo, quản lý nhà nước về báo chí, khen thưởng và xử lý vi phạm. Nghị định phản ánh những yêu cầu mới đặt ra cho công tác quản lý nhà nước từ sau khi ban hành Luật Báo chí 1990 và cụ thể hóa những quan điểm trong các chỉ thị mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng về báo chí.

* Giai đoạn 1990 đến nay

Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở kết thừa các bản hiến pháp trước đã quy định một cách đầy đủ hơn về hoạt động báo chí và quyền tự do báo chí của công dân.

Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật

Điều 33 quy định: Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình.... và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa thông tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.

Để cụ thể hóa Hiến pháp 1992 và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển báo chí trong thời kỳ mới, ngày 12/6/1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Luật sửa đổi đã có những điều mới, một số điều khoản đã được quy định cụ thể, chi tiết hơn.

Ngoài việc đưa thêm báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) vào các loại hình báo chí (Điều 3), hoàn chỉnh Điều 6 về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, lần sửa đổi này tập trung vào mấy điều sau:

- Cải chính và trả lời trên báo chí (Điều 9). Tinh thần cơ bản vẫn giữ nguyên Điều 9 của Luật năm 1989 nhưng cụ thể hơn, chi tiết hơn và do đó có khả thi hơn. Điều này định rõ báo chí thông tin sai thì phải cải chính, xin lỗi hoặc đăng, phát kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thể thức tương xứng. Tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng báo chí thông tin sai sự thật, xúc phạm đến mình thì có quyền phát biểu trả lời và báo chí phải đăng

phát biểu ấy. Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thỏa đáng, không đăng phát biểu trả lời của tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng thì đương sự có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án.

- Cơ quan chủ quản báo chí (Điều 12). Luật sửa đổi đã cụ thể hóa hơn so với Luật 1989 nhằm tăng cường quyền hạn cũng như trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí. Theo đó cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý và chỉ đạo chặt chẽ báo chí, xuất bản của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình. Cơ quan chủ quản phải cùng với tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình (Điều 28 xử lý vi phạm).

- Về chính sách tài chính đối với báo chí (Điều 17c). Đây cũng là một điểm mới. Luật sửa đổi quy định rõ Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển; cơ quan chủ quản phải bố trí nguồn tài chính cần thiết; báo chí được nhận tài trợ tự nguyện; được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình; được hưởng ưu đãi về thuế, về phí; cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ kiểm toán, thống kê, tài chính. Luật sửa đổi cũng quy định Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho việc xuất bản và phát hành báo chí đến với nhân dân những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Về quản lý nhà nước. Luật sửa đổi cụ thể hơn nhiều so với Luật báo chí năm 1989, cho đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật khác và nâng cao tính khả thi. Ngoài những điều nói trên, một điểm mới đáng chú ý là những quy định thành lập thanh tra chuyên ngành về báo chí (Điều 17d), về việc thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của báo chí (Điều 19a).

Nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật, đưa công tác quản lý nhà nước cũng như hoạt động báo chí ngày càng phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Luật sửa đổi đã hoàn chỉnh Điều 18 về Xử lý vi phạm. Tinh thần quán xuyến là cơ quan báo chí vi phạm các quy định của luật thì tùy theo mức độ

mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động; nhà báo có thể bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo; ngoài ra còn chịu trách nhiệm theo luật dân sự và truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, người làm nào cản trở hoạt động của báo chí, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo, phá hủy phương tiện, tài liệu hành nghề của nhà báo.... thì cũng tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên cơ sở phân tích ở trên cho thấy, từ khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập tới

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)