- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:
3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy
3.4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí
thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí
Như trên đã phân tích, rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật báo chí để các chủ thể tuân thủ, thực hiện cũng là một vấn đề cần quan tâm. Qua khảo sát của chúng tôi đối với một số phóng viên, biên tập viên báo chí thì đa số đều lờ mờ về Luật báo chí; các cơ quan báo chí cũng ít quan tâm đến việc tuyên truyền pháp luật. Vì thế, Bộ Truyền thông và Thông tin, Hội Nhà báo và đặc biệt là các cơ quan báo chí cần có kế hoạch tập huấn thường xuyên Luật Báo chí và các văn bản
quy phạm pháp luật mới về báo chí; cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ khi soạn thảo văn bản để lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra của Nhà nước trong lĩnh vực báo chí là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước vì báo chí có quan hệ trực tiếp tới chính trị. Báo chí không những phản ánh dư luận mà còn tạo ra và hướng dẫn dư luận và dư luận do báo chí tạo ra nhiều khi có ý nghĩa sống còn đối với một chế độ chính trị. Trong thời gian tới, Bộ Truyền thông - Thông tin cần chủ trì với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan chủ quản và các cơ quan rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm một số báo, tạp chí, chương trình truyền hình, ấn phẩm phụ xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm Luật Báo chí.
Đặc biệt, cần giải quyết tốt hơn các đơn thư kiện cáo đối với hoạt động báo chí và quản lý báo chí. Thực tế, nhiều đơn thư khiếu nại của công dân và các tổ chức gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chưa được giải quyết kịp thời và triệt để. Hiện tượng các báo đài đưa tin sai sự thật nhưng không cải chính một cách tương xứng nhiều khi cũng không bị xử lý nghiêm, vì có lẽ không chỉ các cơ quan báo chí mà chính cả các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cũng có tâm lý cửa quyền, nhiều khi coi tờ báo không phải là tiếng nói của nhân dân, mà gần như là của riêng ngành báo chí.
Một biện pháp quan trọng nữa là hoàn thiện Quy chế đạo đức nhà báo (do Hội nhà báo đảm trách) thành bộ khung gồm những điều thật cơ bản giống như cánh tay nối dài của luật pháp nói chung, Luật Báo chí và các bộ luật liên quan nói riêng để hướng dẫn, định hướng các Hội nhà báo địa phương, các cơ quan báo chí làm căn cứ soạn thảo các bộ quy chế, quy tắc đạo đức, hoạt động nghiệp vụ của mình. Trong điều kiện lĩnh vực báo chí truyền thông nước ta còn non trẻ so với thế giới, luật pháp chưa ổn định thì đây là một giải pháp khả thi, vừa phù hợp với điều kiện nước ta vừa phù hợp với quá trình hội nhập (các nước có nền công nghiệp báo chí hiện đại như Anh, Mỹ, Đức... đều có hình thức điều tiết hoạt động báo chí bằng chính các quy tắc, quy chế của Hội nghề nghiệp ban hành).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
1- Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là đòi hỏi của nhu cầu khách quan, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của báo chí và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; đồng thời trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
2- Quan điểm cơ bản hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là: phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình báo chí; phải được tiến hành đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật liên quan khác; hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đồng thời chú trọng hoàn thiện và phát huy vai trò của các công cụ, phương tiện quản lý khác.
3- Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, đánh giá ưu điểm và hạn chế đồng thời dựa trên các quan điểm cơ bản hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, tác giả kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí trên cơ sở các tiêu chí đã nêu ở chương 1 như: rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí trong đó tập trung sửa đổi Luật Báo chí 1999; đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện tốt pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí.
KẾT LUẬN