Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí

chí phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí

Trong xã hội hiện đại, báo chí là hoạt động có tính sáng tạo cao, vì vậy hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải đáp ứng được yêu cầu có tính sáng tạo, chủ động cao. Điều này được qui định bởi

chính bản thân sự phong phú, phức tạp của đối tượng quản lý là hoạt động báo chí.

Báo chí là một hoạt động luôn phát triển, biến động, đòi hỏi phải có sự ứng phó nhanh nhạy, kịp thời, vận dụng sáng tạo pháp luật, tìm kiếm biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách hiệu quả nhất nên trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về báo chí của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cũng phải có tính chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện ở chỗ trong các văn bản đó có thể chứa đựng những qui phạm có khả năng điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh, chưa ổn định và chưa được luật điều chỉnh trong phạm vi khuôn khổ thẩm quyền mà luật pháp đã qui định, đồng thời phải phù hợp với pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. Đây cũng là một hoạt động có tính chuyên nghiệp, đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao, tính chính trị rất rõ nét bởi nhà nước là một tổ chức chính trị và là trụ cột của hệ thống chính trị, vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật để quản lý nhà nước về báo chí phải có mục đích chính trị rõ ràng, mang nội dung chính trị sâu sắc.

Với những đặc điểm trên, ở nước ta, sự đối xử của Nhà nước đối với hệ thống báo chí trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình văn hóa khác. Để báo chí thực hiện được những nhiệm vụ chính trị - xã hội của mình, Nhà nước phải có những chính sách (được quy định trong các văn bản pháp lý) nhằm bảo hộ cần thiết, có điều kiện đối với báo chí - một lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm đặc biệt và quan trọng; thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xóa bỏ bao cấp đồng thời có chính sách đầu tư đúng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với báo chí. Điều này đòi hỏi trong quản lý nhà nước nói chung, trong văn bản quy phạm pháp luật nói riêng phải đảm bảo cho báo chí quyền tự chủ, chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình, đồng thời phải xác định rõ cơ chế vận hành giữa nhà nước - chủ sở hữu - và báo chí (với tư cách là đối

tượng bị quản lý) sao cho nhà nước vừa thực hiện được sự quản lý của mình mà vẫn không can thiệp quá sâu vào hoạt động của báo chí, báo chí linh hoạt trong hoạt động song vẫn chịu sự tác động, kiểm soát của nhà nước với cả hai tư cách: là chủ sở hữu và là cơ quan quản lý mang tính công quyền. Chỉ có như vậy mới vừa thực hiện được có hiệu quả quá trình quản lý nhà nước đối với báo chí, vừa đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)