Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của báo chí và những vấn

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 110)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

5- Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của báo chí và những vấn

đề đặt ra đối với pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; đồng thời trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí và thực trạng thực hiện, luận văn đã khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra các quan điểm cơ bản hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là: đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình báo chí; tiến hành đồng bộ với các pháp luật liên quan khác; hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đồng thời chú trọng hoàn thiện và phát huy vai trò của các công cụ, phương tiện quản lý khác.

6- Trên cơ sở pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, đánh giá ưu điểm và hạn chế và thực trạng thực hiện, đồng thời dựa

trên các quan điểm cơ bản hoàn thiệp pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, tác giả kiến nghị hai giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí đã nêu ở chương 1:

Thứ nhất: Rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí trong đó tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật báo chí 1999 như: các loại hình báo chí; cải chính trên báo chí; những điều không được thông tin trên báo chí; người đứng đầu cơ quan báo chí; điều kiện hoạt động báo chí; cơ quan chủ quản báo chí; quảng cáo; lưu chiểu; xử lý vi phạm báo chí; quy hoạch báo chí; mô hình và tài chính của cơ quan báo chí; phát thanh, truyền hình; báo điện tử. Những vấn đề sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí nêu trên chỉ mang tính chất phác họa, chấm phá; trên cơ sở những vấn đề trong thực tiễn báo chí đặt ra, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để Luật Báo chí ngày càng hoàn thiện hơn.

Thứ hai: Đảm bảo thực hiện nghiêm minh pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí như: Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện tốt pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Trong phần này, tác giả kiến nghị xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; triển khai áp dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý nhà nước về báo chí; bổ sung các quy định nhằm cải tiến phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về báo chí; quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên môn của từng đối tượng; quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí; giải quyết tốt hơn các đơn thư kiện cáo đối với hoạt động báo chí và quản lý báo chí;

hoàn thiện Quy chế đạo đức nhà báo thành bộ khung gồm những điều luật thật cơ bản giống như cánh tay nối dài của pháp luật nói chung.

Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay là vấn đề lớn, phức tạp nhưng rất cần thiết hiện nay. Những vấn đề được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ là bước đầu, còn hạn chế và thiếu sót nhất định, song phần nghiên cứu kèm theo các kiến nghị của tác giả nêu trong luận văn là những đóng góp nhỏ để giải quyết những tồn tại, nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến chân tình, thiết thực, bổ ích và quý báu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)