Những nhƣợc điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 70)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

2.3.2.Những nhƣợc điểm và nguyên nhân

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

2.3.2.Những nhƣợc điểm và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích ở trên, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số nhược điểm như sau:

Một là, một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí có sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất. Cụ thể, trong nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động phát thanh, truyền hình có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa vai trò quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa - Thông tin và việc quản lý thống nhất toàn ngành của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan trực thuộc Chính phủ có quyền quản lý nhà nước về báo chí trong toàn quốc, trong đó các cơ quan báo chí đặc thù (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam...) mà những cơ quan báo chí này lại cũng có vị trí ngang bằng với Bộ Văn hóa - Thông tin, do đó việc thực hiện quản lý nhà nước không khỏi những vướng mắc, chồng chéo.

Hay những quy định của pháp luật hiện nay về vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí nhưng vẫn chưa cụ thể. Ngay trong Điều 12, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: "Cơ quan chủ quản báo chí chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc" cũng không rõ ràng bởi nếu quy định như trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh vừa là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước sẽ thiếu khách quan và công bằng trong hoạt động quản lý.

Hai là, pháp luật quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí còn chưa kịp điều chỉnh nhiều vấn đề bức xúc của thực tiễn hoạt động báo chí.

Chẳng hạn, sự phát triển nhanh của Internet đang đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý báo chí của nhà nước đặc biệt là hành lang

pháp lý để điều chỉnh vừa thiếu, yếu, chưa điều chỉnh những vấn đề thực tiễn đặt ra. Khác với báo in, báo điện tử có khả năng truy cập tin tức (xuất bản) 24/24 tiếng một ngày. Có tờ báo cập nhật tin tức định kỳ một ngày vài lần vào những giờ nhất định, có báo không cố định theo giờ, có tin là đưa lên mạng để người đọc có tin nhanh nhất, vì thế rất khó thực hiện theo Luật Báo chí và nhiều văn bản pháp quy về nộp lưu chiểu, diện tích quảng cáo trên báo, căn cứ để xác định số đặc biệt, phụ trương, phụ san…. vì những quy định được xây dựng trên cơ sở báo in không còn thích hợp với báo điện tử. Ngay định nghĩa báo chí là những ấn phẩm thông tin định kỳ và một số điều quy định về cơ quan chủ quản, về cơ quan báo chí, loại hình báo chí… trong Luật Báo chí cũng rất khó phù hợp với báo điện tử.

Trong khí đó, thì việc ban hành các văn pháp quy về quản lý nhà nước đối với báo điện tử lại rất chậm chạp, ít ỏi với hai Nghị định cách xa nhau 5 năm (Nghị định số 21/CP ngày 5/3/1997 về việc ban hành "Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập sử dụng mạng Internet ở Việt Nam", Nghị định số 55/CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet). Một số quy định trong thí dụ trên cùng rất nhiều quy định khác trong hoạt động dịch vụ Internet đang tác động tiêu cực tới môi trường báo chí nước ta, cần sớm được khắc phục, hoàn thiện trong thời gian tới.

Có thể nêu một ví dụ nữa liên quan đến vấn đề quảng cáo. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo thường khá chậm chạp với nội dung bất cập và chưa có tính đồng bộ cao; một số quy định về quảng cáo đã lỗi thời khá lâu mới được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh lại, quá trình ban hành văn bản hướng dẫn thi hành lại rất chậm, do đó hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo bị giảm sút đáng kể. Đặc biệt, nội dung về quảng cáo có liên quan đến nước ngoài được sửa đổi, bổ sung quá chậm, gây thiệt hại không nhỏ về nhiều mặt.

Thực tế là các văn phòng đại diện của các công ty quảng cáo lớn, đa quốc gia sau khi được Bộ Thương mại cấp giấy phép đặt tại Việt Nam đã lợi

dụng việc nước ta chưa có quy định quyền kiểm tra, giám sát của Bộ VHTT đối với hoạt động của các văn phòng này để kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế trong một thời gian dài, vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa thao túng, chi phối hoạt động quảng cáo trong nước.

Hay Điều 10 của Pháp lệnh quảng cáo quy định: "Báo in được quảng cáo không quá 10% diện tích, trừ báo chuyên trang quảng cáo". Quy định này không thực thi trên thực tế, một số báo đã "lách" luật bằng cách xin giấy phép con để ra trang quảng cáo, vô tình chung lại xuất hiện tình trạng giấy phép con; chưa có quy định cụ thể để kiểm tra độ tin cậy của quảng cáo, thời gian quảng cáo cho một sản phẩm...

Là một hoạt động xuất hiện khá muộn trong điều kiện kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa nhưng quảng cáo có tốc độ phát triển rất nhanh, nội dung phong phú, phương pháp và phương tiện thể hiện đa dạng. Tuy nhiên, như đã trình bày, do hoạt động quảng cáo nói chung, quảng cáo trên báo chí nói riêng là một trong các hoạt động sinh lời nhanh chóng, gây nên sự nhạy cảm trong hoạt động kinh tế báo chí.

Chính vì vậy, việc hoàn chỉnh, bổ sung kịp thời những quy định pháp lý về hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng. Cần xác lập khung pháp lý đủ mạnh, cơ bản đủ sức điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong tình hình hiện nay và cả trong những năm tới.

Ba là, tính công khai, minh bạch của một số quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực còn hạn chế. Một mặt, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thường xuyên thực hiện chức năng giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh. Mặt khác, trong thời gian dài việc công bố, đăng tải văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia chưa được các cơ quan nhà nước chấp hành nghiêm. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí chưa được thường xuyên, thống nhất.

Những yếu kém và bất cập trên của pháp luật về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 70)