Pháp luật quản lý nhà nƣớc về báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 60)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

2.2.3.Pháp luật quản lý nhà nƣớc về báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoạ

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

2.2.3.Pháp luật quản lý nhà nƣớc về báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoạ

này, Nghị định 51 quy định chi tiết thi hành Luật báo chí đã nêu rõ: Họp báo là: "hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó".

2.2.3. Pháp luật quản lý nhà nƣớc về báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoại thông tin đối ngoại

Nội dung này gồm quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định cụ thể về hoạt động thông tin đối ngoại: Điều 17b: Quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí: Nhà nước mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Chính phủ quy định cụ thể về quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí.

Hiện nay, hoạt động báo chí liên quan đến nước ngoài được thực hiện theo Quy chế hoạt động của Báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định 98/CP của Chính phủ ngày 13/9/1997) và Thông tư liên bộ số 97/TTLB-VHTT-NG ngày 17/12/1997 Hướng dẫn thi hành Quy chế này. Nội dung các văn bản này quy định:

Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và cho phép các hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài. Đó là các hoạt động: Phát hành báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ra nước ngoài; Thành lập cơ quan báo chí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ở nước ngoài; Cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài; Lập văn phòng đại diện của báo chí Việt Nam ở nước ngoài; Cung cấp tin, bài, hình ảnh cho báo chí nước ngoài; Hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài; Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài. Bộ Văn hóa - Thông tin có quyền cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép cho các hoạt động trên.

Trong điều kiện mở cửa, giao lưu quốc tế, thông tin báo chí nói chung, thông tin đối ngoại nói riêng luôn luôn biến động và tăng nhanh về mọi mặt, vì vậy, để đáp ứng được một cách kịp thời và nhanh chóng yêu cầu khắc phục những sơ hở, lỏng lẻo đã từng xảy ra trong thông tin đối ngoại, vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới báo chí nước ta trong giai đoạn đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một quy chế hoạt động của thông tin báo chí liên quan đến nước ngoài là rất cần thiết, có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn vô cùng quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu ấy, ngày 31/10/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 67/CP về Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và gần như cùng lúc, Bộ VHTT và Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư số 84/TTLBVHTT-NG ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan được Chính phủ ủy nhiệm chức năng quản lý và cấp phép cho các hoạt động báo chí, thông tin nước ngoài tại Việt Nam. Đó là các hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài; lập văn phòng báo chí thường trú, cử phóng viên thường trú, sử dụng phương tiện nghiệp vụ báo chí (Hoạt động nghiệp vụ của phóng viên nước ngoài là: quay phim thời sự, chụp ảnh báo chí, phỏng vấn, ghi âm, ghi hình, đi thăm các địa phương, cơ sở); Hoạt động thông tin báo chí của các cơ quan đại diện nước ngoài: xuất bản và lưu hành bản tin, họp báo; trưng bày tủ ảnh; chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động báo chí.

Chỉ thị số 10/2000/CT-TTG ngày 26/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại một lần nữa phân công cụ thể về mặt quản lý nhà nước và tổ chức công tác thông tin đối ngoại.

Theo đó, Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại; Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chính trong việc theo dõi tình hình và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước; Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại trong ngân sách nhà nước hàng năm; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin đối ngoại; các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có nhiệm vụ: chỉ đạo các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại đối với các đối tượng có liên quan ở trong và nước ngoài.

Ngoài ra, với vai trò, vị trí quan trọng của thông tin đối ngoại, Chính phủ (Văn phòng Chính phủ) ban hành nhiều văn bản khác (công văn, thông báo) để thực hiện quản lý thông tin đối ngoại.

Có thể nói, trong công tác thông tin đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta

quản lý tốt hoạt động sâu rộng và nhạy cảm văn hóa - tư tưởng - chính trị này. Điều này được thể hiện rõ nét với hệ thống tương đối dày đặc các văn bản quy phạm pháp luật trên đây mà nội dung các văn bản đó đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thông tin đối ngoại trong tiến trình đổi mới.

Tuy nhiên, quá trình khảo sát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin đối ngoại cũng cho thấy, với đặc điểm thiếu đồng bộ và những hạn chế trong công tác xây dựng luật pháp ở nước ta hiện nay, việc quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ta gặp rất nhiều lúng túng và sơ hở, không có sự quản lý tập trung, thống nhất. Nội dung quy định về quản lý nhà nước đối với thông tin đối ngoại còn nhiều điều chung chung, thiếu hướng dẫn cụ thể.

Trong quá trình thực hiện đã có có sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Ngoại giao, tạo nên nhiều đầu mối giải quyết các quan hệ báo chí đối ngoại và chính điều này đã dẫn tới không một cơ quan nào nắm được đầy đủ hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam và báo chí Việt Nam ở nước ngoài, kể cả Ban Tuyên Giáo TW, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao.

Bên cạnh đó, quá trình ban hành các văn bản pháp quy về vấn đề này khá chậm chạp, do đó nhiều cơ quan báo chí đã để lọt nhiều thông tin làm lộ bí mật quốc gia và làm phương hại đến an ninh và lợi ích của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh để quản lý tốt mảng báo chí đối ngoại là một nhu cầu bức xúc hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 60)