- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:
3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy
2.3.2. Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí
Qua tổng kết, thống kê của Bộ Văn hóa - Thông tin, những hoạt động vi phạm pháp luật về báo chí chủ yếu là vi phạm hành chính như: Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động thông tin báo chí; về trình bày sản phẩm thông tin báo chí; về cải chính trên báo chí; về nội dung thông tin; về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí; về sử
dụng thẻ nhà báo, hoạt động nghề nghiệp của nhà báo; về họp báo; lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí; về phát hành sản phẩm thông tin báo chí; về đăng ký cung cấp bộ giải mã chương trình truyền hình nước ngoài, đăng ký phân phối các bộ giải mã chương trình truyền hình nước ngoài, đăng ký cho các cơ quan, tổ chức kinh doanh việc lắp đặt, sửa chữa các thiết bị thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh; về truy nhập, quản lý và cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính (Internet). Các vi phạm này cũng thường được áp dụng bằng các biện pháp xử lý hành chính như: phạt tiền, phạt cảnh cáo, thu hồi thẻ nhà báo, đình bản, thu hồi báo.
Bảng 2.1: Xử phạt vi phạm hành chính Nội dung Năm Số TH bị xử phạt Nội dung vi phạm Tổng số tiền phạt (đồng) Thông tin sai sự thật Vi phạm về quảng cáo Vi phạm quy định về trình bày Không thực hiện đúng qđ giấy phép Vi phạm khác 2005 31 20 3 2 3 3 184.300.000 2006 45 10 18 2 8 7 476.500.000
Nguồn: Bộ Văn hóa - Thông tin.
- Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2005 tổng số trường hợp bị xử phạt hành chính là 31, trong số đó thông tin vi phạm chiếm số lượng rất lớn đến 20 trường hợp (64%); vi phạm quy định về quảng cáo, trình bày, thực hiện không đúng quy định giấy phép và các vi phạm khác nhìn chung ít.
Năm 2006: tổng trường hợp bị xử phạt hành chính là 45, trong số đó thông tin vi phạm là 10 trường hợp (22%); vi phạm quy định về quảng cáo chiếm số lượng lớn 18 trường hợp (40%); vi phạm quy định về trường bày chỉ có 2 trường hợp chiếm (4,4%).
So sánh tình hình xử phạt vi phạm hành chính năm 2006 và năm 2005 ta thấy số vụ vi phạm và số tiền phạt tăng, nội dung vi phạm đa dạng: số vụ vi phạm năm 2006 tăng hơn 14 trường hợp, số tiền bị xử phạt tăng gấp 2,5 lần.
Bảng 2.2: Một số hình thức xử lý vi phạm
Nội dung Năm
Thu hồi thẻ nhà báo Đình bản Thu hồi báo
Năm 2005 7 4 3
Năm 2006 6 5 2
Nguồn: Bộ Văn hóa - Thông tin
Theo Bộ Văn hóa - Thông tin, trong 2 năm 2005 và 2006 đã có 13 nhà báo bị thu hồi thẻ, trong đó: 4 do thông tin sai sự thật, 5 do bị khởi tố, 1 do bị cơ quan chủ quản đình chỉ công tác, 2 do không hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, 1 do hết hợp đồng lao động.
Trong 2 năm 2005 và 2006 đã có 9 cơ quan báo chí bị đình bản, trong đó: 2 do không đảm bảo điều kiện hoạt động, 1 khiếu nại về nhân sự diễn biến phức tạp, 2 vi phạm quy định giấy phép, 2 đăng quảng cáo không phù hợp thuần phong mỹ tục, 2 vi phạm pháp luật báo chí.
Trong hai năm 2005 và 2006 đã có 5 cơ quan báo chí bị thu hồi báo, trong đó: 3 đưa thông tin không có lợi, không đúng định hướng tuyên truyền; 1 vi phạm pháp luật báo chí, 1 nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Nguyên nhân của những vi phạm trên là gì? về mặt khách quan, là do tác động của cơ chế thị trường. Về mặt chủ quan, trước hết, là do nhận thức chính trị và trách nhiệm của một số người làm báo và quản lý chưa cao. Hai là, ý thức tôn trọng pháp luật, trước hết là Luật Báo chí kém, ham lợi nhuận.
Ba là, công tác quản lý báo chí còn bị buông lỏng, thiếu đồng bộ hoặc chồng chéo, kém hiệu quả. Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cơ quan chủ quản thiếu cụ thể, thường xuyên. Việc quản lý của các tòa soạn báo, tạp chí, các đài phát thanh, truyền hình đối với các sản phẩm của mình chưa thật chặt chẽ nhất là đối với các số phụ, số chuyên đề. Việc kiểm tra và xử lý những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí còn chậm, thiếu kiên quyết, nhiều hiện tượng tiêu cực của nhà báo xảy ra là do việc quản lý
thẻ nhà báo còn nhiều sơ hở. Hệ thống pháp luật báo chí yếu, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời điều chỉnh những vấn đề thực tiễn trong hoạt động báo chí. Vì vậy, trong những phần tiếp theo, luận văn sẽ bước đầu đưa ra những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
1- Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đã trở thành phương tiện quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực báo chí, góp phần thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời điểm lịch sử. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đã từng bước được đổi mới và hoàn thiện, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận các quyền ấy có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử.
2- Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đã đóng vai trò quan trọng để tạo lập môi trường pháp lý tự do, bình đẳng cho báo chí phát triển theo định hướng XHCN; góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí. Đồng thời, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí cũng đã được xây dựng và ban hành theo hướng cụ thể hóa, chi tiết hơn trước.
Mặc dù đã được quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nhưng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số nhược điểm như: văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí có sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất; chưa kịp điều chỉnh nhiều vấn đề bức xúc của thực tiễn hoạt động báo chí; tính công khai, minh bạch của một số quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực còn hạn chế.
Những yếu kém và bất cập trên của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân chủ quan là chính như: nhiều vấn đề lý luận về pháp luật trong quản lý nhà nước về báo chí chưa được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống; chậm tiến hành tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, mang tính khoa học; việc bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí thời gian qua còn mang nặng giải pháp tình thế, thiếu sự thống nhất cao về tư tưởng, đường lối xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; cơ chế quản lý về báo chí thiếu tập trung thống nhất, còn phân tán, chia cắt giữa các ngành. Do vậy, nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là một yêu cầu khách quan trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Chương 3