Xử lý vi phạm pháp luật về báo chí

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 62)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật về báo chí

Một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước về báo chí là việc thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định về báo chí.

Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định về xử lý vi phạm như sau (Điều 28):

Cơ quan báo chí vi phạm quy định về giấy phép hoạt động báo chí, về những điều không được thông tin trên báo chí, về cải chính trên báo chí và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm trước pháp luật trong vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc. Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân thông tin gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Người đứng đầu các cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí khác vi phạm các quy định của pháp luật báo chí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản trở hoạt động báo chí, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo, phá hủy, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu và các quy định khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể hóa những quy định của Luật, Nghị định 51/CP quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung; Nghị định 56/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin; Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 56 đã quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm về hoạt động báo chí:

Bộ Văn hóa - Thông tin có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân trong cả nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành

chính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân ở địa phương; trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý không thỏa đáng thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định hình thức xử lý thích hợp; Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định việc thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình; đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt dộng báo chí, thu hồi giấy phép; trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền ra lệnh tạm thời và phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin xem xét và ra quyết định chính thức.

Qua khảo sát hệ thống các văn bản quy định về xử lý vi phạm pháp luật về báo chí chúng tôi thấy: các văn bản về xử phạt hành chính còn mâu thuẫn, chồng chéo. Ví như: Nghị định 56 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật chí sửa đổi, bổ sung quy định việc xử phạt vi phạm hành chính tuân theo các quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin, trong khi thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính lại theo Nghị định 56/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.

Thực tế, áp dụng các quy định về xử phạt hành chính cho thấy: Chế tài xử phạt hành chính còn quá nhẹ và chưa phù hợp dẫn đến một số báo sẵn sàng chấp nhận bị xử phạt hành chính 20-30 triệu đăng những tin, bài giật gân, mê tín dị đoan... để tăng lượng xuất bản, thu hút bạn đọc.Ví như: Báo Người Bảo vệ Pháp luật đã đăng loạt bài về: "Thánh vật sông Tô Lịch" gây hoang mang trong dư luận đã bị Bộ Văn hóa - Thông tin xử phạt hành chính 20 triệu đồng. Một mức phạt quá nhẹ, chưa mang tính răn đe, chưa nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)