TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

1.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ

NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ

Có nhiều tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí song theo chúng tôi có các tiêu chí quan trọng sau:

Thứ nhất, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải có quan hệ thống nhất với các pháp luật liên quan khác

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 69); Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình.... và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa thông tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam (Điều 33).

Với tính cách là đạo luật cơ bản, Hiến pháp năm 1992 bao gồm những quy định mang tính chất nền tảng của chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và bộ máy nhà nước và là cơ sở để xác định toàn bộ hệ thống pháp luật Việt

Nam. Do đó, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải phù hợp, thống nhất với các quy định của Hiến pháp. Trong trường hợp có những quy định về tự do báo chí, tự do ngôn luận, báo chí trái với quy định của Hiến pháp thì những quy định đó phải bị bãi bỏ. Để tránh điều này xảy ra, quá trình hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải quán triệt quan điểm trên.

Do pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí có mối liên hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên việc hoàn thiện nó cũng phải tiến hành trên cơ sở hoàn thiện một cách đồng bộ các đạo luật có liên quan. Quan điểm này có mục tiêu là không để có sơ hở, thiếu sót trong hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Điều đó có nghĩa là khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải gắn liền với việc rà soát các đạo luật có liên quan (Luật Hành chính, Luật Phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh Quảng cáo, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo… và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia). Ngược lại, khi sửa đổi các đạo luật khác cũng cần lưu ý đến vấn đề báo chí để việc hoàn thiện đạo luật có tính bao quát mọi đối tượng liên quan và để đảm bảo điều khoản sửa đổi, bổ sung của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí không bị chồng chéo, có tính thống nhất, có tính khả thi và đi vào cuộc sống. Nói cách khác, hệ thống các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải được hoàn thiện một cách thống nhất, đồng bộ để kịp thời đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra trong quản lý nhà nước về báo chí.

Thứ hai, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải đảm bảo tính toàn diện, khoa học, phù hợp

Tiêu chí này đòi hỏi các quy định trong quản lý nhà nước về báo chí phải toàn diện tất cả nội dung liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo, tự do ngôn luận; nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí.

Tiền đề quan trọng để pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí có hiệu quả là sự phù hợp của các quy định với thực tiễn hoạt động báo chí đặt ra, dự báo những xu hướng phát triển của báo chí.

Thứ ba, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải rõ ràng, cụ thể, công khai, minh bạch và dân chủ

Xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí rõ ràng, cụ thể, công khai, minh bạch và dân chủ là một trong những tiêu chí quan trọng. Tiêu chí này đòi hỏi việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải tạo cơ sở pháp lý để củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy cán bộ về quản lý báo chí; đổi mới phương pháp quản lý và phải được thực hiện theo hướng: mỗi quy phạm pháp luật về báo chí đều phải dễ hiểu và hiểu theo một nghĩa nhất là đối với các thủ tục hành chính nhà nước về báo chí. Các chủ thể tham gia vào hoạt động báo chí để thực hiện những hoạt động như: xin giấy phép hoạt động, đặt văn phòng đại diện, cấp thẻ nhà báo, tổ chức họp báo... phải thực hiện những thủ tục nhất định. Nếu những thủ tục này không khoa học, công khai, minh bạch và dân chủ sẽ gây khó khăn, phiền hà cho các chủ thể trong quá trình thực hiện. Do vậy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực báo chí phải được xây dựng và hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm đảm bảo như một phương tiện quản lý nhà nước một cách dân chủ, chống mọi biểu hiện gây phiền hà, tiêu cực trong lĩnh vực này.

Các quy định pháp luật nói chung, về báo chí nói riêng sau khi ban hành phải được công bố công khai, kịp thời và rộng rãi cho mọi đối tượng. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng và công dân mới có thể quyết định và thực hiện chính xác các quy định của pháp luật. Và như vậy, các quy định của pháp luật mới đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)