- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:
3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy
2.3.2.2. Thông tin trên báo chí
Điều 7, Luật Báo chí quy định: Trong phạm vi quyền hạn của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho
báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiế lộ người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.
Về góc độ quản lý nhà nước, Bộ Văn hóa - Thông tin trực tiếp thông tin cho báo chí, trả lời những câu hỏi do báo chí đặt ra hoặc phối hợp với các bộ khác để tổ chức thông tin cho báo chí. Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5//2007 ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nêu rõ:
Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình phát ngôn hoặc phối hợp cùng người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng một lần về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Trang tin điện tử của Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình thông qua các hình thức: hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng một lần cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí trên trang tin điện tử của cơ
quan mình; ít nhất 6 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Việc tổ chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành.
Khi thấy cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Trang tin điện tử của Chính phủ theo quy định hiện hành.
Quản lý thông tin là kiểm soát, quản lý những thông tin đã đăng, phát trên báo, đài, trên mạng Internet và quản lý họp báo.
Điều 26, Luật Báo chí năm 1989 quy định về họp báo: Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Nghiêm cấm họp báo có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này. Điều đáng chú ý là trong các hoạt động nghiệp vụ báo chí, do họp báo là một hoạt động báo chí khá nhạy cảm lại liên quan nhiều đến hoạt động