Ôn tập 2 bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng.

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc VNEN từ lớp 1 đến lớp 5 (Trang 136 - 140)

III. HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC:

Ôn tập 2 bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng.

I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản, gõ đệm theo tiết tấu và nhịp.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:GV chuẩn bị: GV chuẩn bị:

-Tập các bài hát của lớp 2.

- Đàn piano, máy nghe, băng đĩa, nhạc cụ gõ. - Vài động tác phụ họa. HS chuẩn bị: - SGK, nhạc cụ gõ, vài động tác phụ họa. III. TIÊN TRÌNH: 9. Khởi động:

- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm )

- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Hoặc chơi trò chơi)...

- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.

- HS đọc mục tiêu của bài học.

2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:

- Nghe GV trình bày lại 2 bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa các bài dã học) - Đàm thoại: Nội dung, tính chất 2 bài hát?

- HS trả lời, HS lắng nghe bổ sung ý kiến không trùng lặp. - GV nhận xét và nhắc lại.

3. Ôn bài hát:

- Hát lại bài: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng 1, 2 lần. - Tập hát và thể hiện sắc thái, tình cảm 2 bài hát.

GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:

- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo nhịp của 2 bài hát. (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong nhóm)

- Đứng hát kết hợp phụ họa nhịp nhàng tại chỗ. - GV quan sát, trợ giúp các nhóm.

Tổ chức thi biểu diễn:

- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày 2 bài hát trước lớp.

(cá nhân, song ca, tam ca...có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất)

- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)

+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:

Hát ở mức độ Tốt ; Khá ; Trung bình ; Mức độ yếu kém 

- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt .

- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.

- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.

- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng

Ngày soạn: 29/11/2014 Ngày giảng: 3A- 04/12 3B- 03/10 3C- 05/12 3D- 02/12

Tiết 15

+, Học bài hát: Ngày mùa vui (Lời 2) +, Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. +, Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca lời 2. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:GV chuẩn bị: GV chuẩn bị:

- Học thuộc bài hát Ngày mùa vui hátvới tính vui tươi, trong sáng.

- Đàn piano, đĩa ÂN 3, nhạc cụ gõ, tranh ảnh về cuộc sống đồng bào dân tộc Thái - Tây Bắc. - Tập bài hát lớp 3. HS chuẩn bị: - SGK ÂN 3. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan… III. TIẾN TRÌNH: 1. Khởi động:

- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm )

- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học ....(có thể là Gà gáy)...

- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.

- HS đọc mục tiêu của bài học.

2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:

- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa)

- Đàm thoại: “Bài hát của dân tộc nào? Bài hát nói về điều gì?”

- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng lặp. - GV nhận xét và nhấn mạnh lại cho HS biết.

3. Học hát:

- Đọc lời ca 2 của bài hát:

Nhịp nhàng những bước chân, vang ngân tiếng reo cười. Ai gánh lúa về sân phơi, nắng tươi cho màu thóc vàng. Hội mùa rộn ràng quê hương, ấm no chan hòa yêu thương. Ngày mùa rộn ràng nơi nơi, có đâu vui nào vui hơn./.

- Đọc lời ca 2 của bài hát theo tiết tấu.(Cá nhân hoặc cả lớp) - Học hát lời 2 từng câu (hát móc xích các câu)

- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ hát luyến, nhấn vào phách mạnh của nhịp 2 khi hát.

- Tập lấy hơi, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài. 4. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc:

- GV cheo tranh giới thiệu sơ lược 3 loại nhạc cụ cho HS biết: Đàn bầu; Đàn nguyệt; Đàn tranh của dân tộc Việt Nam.

Đàn bầu Đàn nguyệt Đàn tranh (Độc huyền cầm) (Đàn thập lục)

- HS nghe để biết hình dáng, chất liệu, cách biểu diễn của 3 loại nhạc cụ này.

1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:

- Nhóm trưởng điều khiển: Hát với tính chất vui tươi, trong sáng của bài - Đứng hát với tinh thần vui tươi .

- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.

2. Tổ chức thi biểu diễn:

- Ban học tập điều khiển Các nhóm trình bày cả bài hát trước lớp.

(cá nhân, song ca, tam ca...có đệm, đánh giá nhận xét về hát, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất)

- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)

+ Em hãy kể tên vài bài hát của đồng bào Thái mà em biết? + Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:

Hát ở mức độ Tốt  Khá  Trung bình  Mức độ yếu kém 

- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.

- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.

- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.

Ngày soạn: 29/11/2014 Ngày giảng: 4A- 04/12 4B- 03/12 4C- 05/12 4D- 02/12

Tiết 15

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc VNEN từ lớp 1 đến lớp 5 (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w