Giải pháp về phía nạn nhân và gia đình họ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 106 - 115)

Tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống cho các nạn nhân bị buôn bán là một giải pháp quan trọng trong phòng chống tội mua bán người.

Tiến hành khảo sát và thống kê thường xuyên để kịp thời nắm bắt thực trạng số nạn nhân bị buôn bán trở về để từ đó có biện pháp đưa họ tái hòa nhập cộng đồng. Cần thực hiện đúng những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, quy trình tiếp nhận nạn nhân cũng như trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện hoạt động này. (Điều 24, 25, 26 Luật Phòng chống mua bán người).

Sau khi đã tiếp nhận nạn nhân trở về, ổn định cuộc sống để họ hòa nhập cộng đồng là vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí cũng như phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, chính quyền địa phương và gia đình. Luật Phòng, chống mua bán người quy định 06 chế độ hỗ trợ nạn nhân bao gồm: 1) “hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại (bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác, hỗ trợ chi phí đi lại); 2)hỗ trợ y tế; 3) hỗ trợ tâm lý; 4) hỗ trợ pháp lý; 5) hỗ trợ học văn hóa, học nghề; 6) trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn” [29]. Nhìn chung, các chế độ hỗ trợ này được Luật Phòng, chống mua bán người quy định trên cơ sở khái quát nâng cấp có sửa đổi, bổ sung mới các quy định hiện hành có liên quan đến Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập công đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Cần thực hiện tốt việc tiếp cận thông tin, tư vấn và trợ giúp nạn nhân bị buôn bán khi trở về.

Bởi nạn nhân thường là những người có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, rất ít người có điều kiện tiếp cận thông tin, được tư vấn và trợ giúp pháp lý.

Không chỉ vậy, cũng cần có các quy định cụ thể để bảo vệ nạn nhân, nhân chứng trước, trong và sau quá trình tố tụng, kể cả thân nhân của họ trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn đồng thời làm giảm bớt nỗi lo sợ để họ có thể yên tâm khai báo. Trong các vụ án mua bán người, thông thường nạn nhân bị buôn bán là một nguồn chứng cứ quan trọng vì vậy họ thường bị khống chế, đe dọa và có nguy cơ bị trả thù. Bảo vệ tốt nạn nhân và nhân chứng vụ án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về phía nạn nhân, gia đình cũng có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán người.

Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên về nạn mua bán người, về nguy cơ bị lừa gạt, dụ dỗ, mua chuộc, về thủ đoạn của bọn buôn người để họ chủ động phòng ngừa. Ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia vào tội phạm này, đấu tranh không khoan nhượng với hành vi mua bán phụ nữ trong chính gia đình mình và gia đình khác, đồng thời các gia đình cần có thái độ tích cực, chủ động hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài ra, gia đình các nạn nhân bị mua bán có trách nhiệm động viên, giúp đỡ, có thái độ yêu thương đối với người thân trở về hòa nhập với gia đình, xã hội. Khi trở về nạn nhân thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, sống khép kín, thậm chí bị cộng đồng xa lánh nên rất cần được các thành viên khác trong gia đình động viên, an ủi, chia sẻ… có như vậy họ mới nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, phòng ngừa việc họ lại có nguy cơ trở thành nạn nhân một lần nữa hay chính họ lại trở thành người phạm tội mua bán người.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những hạn chế, nguyên nhân phát sinh tội phạm mua bán người, học viên đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội này. Đó là:

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về Tội mua bán người để bảo đảm tính tương thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đồng thời, hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, xử lý hành chính, bồi thường dân sự, hôn nhân gia đinh liên quan đến hành vi mua bán người, các quy định về trình tự, thủ tục hồi hướng và tái hòa nhập cộng đồng đối với các nạn nhân bị mua bán, các quy định về kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, sử dụng lao động… Cần nhanh chóng xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống mua bán người.

- Nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật

- Giải pháp về kinh tế - xã hội: Trong đó trọng tâm là vấn đề việc làm, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

- Giải pháp về văn hóa - giáo dục: Trong đó đặc biệt chú ý sự kết hợp giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục trong cộng đồng dân cư.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả của các cơ quan thi hành pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế.

- Giải pháp về phía nạn nhân và gia đình họ: hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân, bảo vệ nhân chứng, tuyên truyền vận động từ phía các gia đình nạn nhân.

Những giải pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, không được coi trọng hoặc xem nhẹ biện pháp nào. Có như vậy, công tác áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội mua bán người mới đạt được hiệu quả cao, góp phần đẩy lùi tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội một cách triệt để và toàn diện.

KẾT LUẬN

Có thể tổng quát rằng, tội mua bán người trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp và gây những hậu quả nặng nề. Tội phạm này không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các nạn nhân mà còn chà đạp lên các giá trị đạo đức tốt đẹp, ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài của các nạn nhân. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua

bán người trong Luật hình sự Việt Nam”, tác giả có một số kết luận sau:

Một là, loại tội phạm này được nghiên cứu dưới dạng lý luận đã góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung về tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm, mà tội mua bán người cũng là một tội trong khái niệm “tội phạm”nói chung, đồng thời tác giả còn nghiên cứu và so sánh với pháp luật một số nước về vấn đề này để từ đó có thể học tập những ưu điểm và áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng của công tác xây dựng luật về vấn đề này.

Hai là, vấn đề thực trạng mua bán người ở Việt Nam hiện nay đang có diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Các đối tượng phạm tội thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt để lừa dối các nạn nhân. Trong nội địa, các nạn nhân thường bị bọn tội phạm lừa gạt, dụ dỗ, cưỡng bức từ nông thôn ra thành thị để bán vào các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, mát xa..ép buộc làm mại dâm. Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều đường dây mua bán người xuyên quốc gia liên quan đến đối tượng thuộc nhiều địa phương, có sự cấu kết chặt chẽ giữa tội phạm trong nước và nước ngoài. Số người phạm tội không có việc làm chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Đây là những đặc điểm được chú ý để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này.

Tội mua bán người xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu gồm những nhóm nguyên nhân sau: Những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, nguyên nhân thuộc về nhận thức và công tác tuyên truyền pháp luật, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế trong công tác văn hóa - giáo dục, nguyên nhân liên quan đến những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật và khó khăn của vấn đề hợp tác quốc tế, nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân và gia đình của họ.

Ba là, để hạn chế, khắc phục dần những nguyên nhân phát sinh tội phạm, tác giả mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam tại Chương III “Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán người”. Mặc dù mỗi giải pháp đưa ra đều có chủ thể thực hiện nhưng để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm nói chung và tội mua bán người nói riêng không chỉ là trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức, đoàn thể mà là trách nhiệm của cả cộng đồng trên toàn thế giới. Chỉ trên cơ sở phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội cũng như hợp tác quốc tế chặt chẽ thì hoạt động áp dụng quy định của Bộ luật hình sự mới đạt được hiệu quả cao, góp phần kiềm chế và kiểm soát tội phạm mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trúc An (2010), “Chống buôn bán người bằng chế tài nghiêm khắc,

Báo pháp luật, (6), (ngày 06/8), Hà Nội.

2. Bộ công an (2012), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật phòng, chống mua bán người, NXB Lao động, Hà Nội.

3. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC – VKSNDTC - BCA - BQP-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, (ngày 27/3), Hà Nội.

4. Bộ tư pháp (2011), Đề cương giới thiệu Luật Phòng, chống mua bán người, NXB Bộ Tư pháp, Hà Nội.

5. Lê Cảm (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Cảm (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Công an TP Hà Nội (2010), Báo cáo sơ kết Đề án II-130 của Phòng PC45- Công an Thành phố Hà Nội năm 2010, (ngày 15/11), Hà Nội. 9. Công an TP Hà Nội (2011), Báo cáo sơ kết Đề án II-130 của Phòng

PC45- Công an Thành phố Hà Nội năm 2011, (ngày 15/11), Hà Nội. 10. Công an TP Hà Nội (2012), Báo cáo sơ kết Đề án II-130 của Phòng

PC45- Công an Thành phố Hà Nội năm 2012, (ngày 15/11), Hà Nội. 11. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung

12. Lê Việt Hà (2009), Luận văn thạc sĩ luật học “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Viện Nhà nước và pháp luật, NXB Lao động.

14. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Hội đồng thẩm phán (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, (ngày 02/10).

17. Liên Hợp quốc(1959), Tuyên ngôn về quyền trẻ em, (ngày 20/11). 18. Liên Hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em, (ngày 25/11).

19. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, (ngày 25/5). 20. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về việc phòng ngừa, trấn áp về

trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc, (ngày 15/11).

21. Hồ Chí Minh (1945), Bản tuyên ngôn độc lập, (ngày 02/9/1945).

22. Đặng Phong (2005), “Chống mua bán phụ nữ phải bắt đầu từ xóa đói giảm nghèo”, Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, (ngày 29/9/2005). 23. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

24. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 2003, (ngày 25/12/2001), Hà Nội.

26. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, (ngày 15/6), Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục năm 2005, ngày 14/7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội (2011), Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, (ngày 29/3), Hà Nội.

30. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2009, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2010, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2011, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2012, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2013, Hà Nội.

35. Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2009, Hà Nội.

36. Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2010, Hà Nội.

37. Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2011, Hà Nội.

38. Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2012, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)