Thực tiễn xét xử tội mua bán người trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 50 - 59)

Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Tiếp giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9km2 với dân số khoảng 6.699.600 người (2011) [48]. Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.Là đầu mối giao thông đường sắt, thuỷ, bộ và hàng không. Với nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ, giáo dục đào tạo, nhiều dự án đầu tư, 36 khu công nghiệp, khu chế xuất, Hà Nội có trên 34.000 cơ sở kinh doanh có điều kiện như: Khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở kinh

doanh dịch vụ văn hoá, càfê đèn mờ, cắt tóc máy lạnh, vật lý trị liệu… gần 300.000 học sinh, sinh viên về học tập, hàng trăm ngàn người các tỉnh về lao động, tìm việc làm, là nơi diễn ra nhiều tệ nạn xã hội, lợi dụng tình hình trên các đối tượng hình sự lợi dụng để hoạt động phạm tội mua bán người.

Qua báo cáo tổng kết của CATP Hà Nội, hiện Hà Nội có 50 nạn nhân bị mua bán, có 46 nạn nhân (gồm cả số nạn nhân bị mua bán trước năm 2008) đã trở về do được giải cứu hoặc tự giải thoát; 23 trường hợp vắng mặt nghi bị mua bán; 229 đối tượng có tiền án phạm tội mua bán người; 40 đối tượng phạm tội mua bán người đang bị giam giữ, thi hành án; 18 đối tượng có khả năng điều kiện hoạt động mua bán người; 42 đối tượng truy nã tội mua bán người (có 20 đối tượng tỉnh ngoài) [10].

Do đặc điểm là đầu mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không đi các nơi nên Hà Nội vẫn là địa bàn trung chuyển của các vụ mua bán người sang Trung Quốc. Về tuyến trọng điểm: Tuyến giao thông đường bộ Hà Nội đi các tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng là tuyến các đối tượng đưa PNTE bán sang Trung Quốc;Tuyến đường sắt 2 tuyến: Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Lào Cai; Tuyến Hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài đi các nước. Về địa bàn trọng điểm: 12 địa bàn quận, huyện, thị xã được xác định là địa bàn trọng điểm phức tạp mà tội phạm lợi dụng để hoạt động mua bán người, gồm có: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, Phúc Thọ.

Công tác phòng, chống tội mua bán người đã được Chính phủ xác định là một Chương trình quốc gia. Ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1428/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng,

chống tội phạm mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP)giai đoạn 2011-2015. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình 130/CP của Chính phủ về phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 130/TP của thành phố Hà Nội có kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Thành phố Hà Nội với 5 Đề án cụ thể như sau:

- Đề án 1: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và truyền thông. Với các Tiểu Đề án sau:

- Đề án 2: Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua

bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố Hà Nội. Với 3 Tiểu đề án sau:

- Đề án 3: Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị

mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Với 2 Tiểu đề án:

- Đề án 4: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an TP Hà Nội.

- Đề án 5: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống

mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an TP Hà Nội [43].

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian 5 năm (Các năm 2009 - 2013), Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thụ lý 56 vụ với 171 bị cáo, đưa ra xét xử sơ thẩm tổng cộng 54 vụ mua bán người với 157 bị cáo. Có thể xem chi tiết theo bảng sau:

Bảng 2.7: Số vụ án và bị cáo phạm tội mua bán người trên địa bàn Hà Nội trong 5 năm (các năm 2009-2013)

Năm Khởi tố Trả hồ sơ cho VKS Xét xử Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo

2009 8 21 0 1 8 20 2010 10 46 0 7 10 39 2011 11 22 1 2 10 20 2012 12 57 0 0 12 57 2013 15 26 1 5 14 21 Tổng số 56 171 2 15 54 157

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

0 10 20 30 40 50 60 2009 2010 2011 2012 2013 Số vụ Số bị cáo

Biểu đồ 2.4: Số vụ và số bị cáo phạm tội mua bán người trên địa bàn Hà Nội trong 5 năm (các năm 2009 - 2013)

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Để thấy rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của tình hình tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội cần so sánh tình hình tội mua bán người trong tương quan với tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự khác và tình hình các tội phạm nói chung cùng trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.

Bảng 2.8: Số vụ án, số bị cáo phạm tội mua bán người so với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và

so với các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm (các năm 2009 - 2013) Năm Tội phạm mua bán người Tội phạm TM, SK, DD, NP con người Tội phạm chung Tỷ lệ % Tỷ lệ % Số vụ (1) Số bị cáo (2) Số vụ (3) Số bị cáo (4) Số vụ (5) Số bị cáo (6) (1-3) (2-4) (1-5) (2-6) 2009 8 20 97 244 1.126 1.781 8,2% 8,1% 0,7% 1,1% 2010 10 39 112 206 921 2.420 8,9% 18,9% 1,1% 1,6% 2011 10 20 79 192 1.396 1.508 12,6% 10,4% 0,7% 1,3% 2012 12 57 98 196 1.273 1.970 12,2% 29,0% 0,9% 2,8% 2013 14 21 102 207 1.172 2.112 13,7% 10,1% 1,2% 1,0% Tổng 54 157 488 1045 5888 9791 11,1% 15% 0,9% 1,6%

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Trong khoảng thời gian 5 năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử 5888 vụ phạm tội nói chung với 9.791 bị cáo. Như vậy so với tổng số vụ phạm tội nói chung thì số vụ phạm tội mua bán người chiếm khoảng 0,9% (54/5888 vụ), số bị cáo chiếm khoảng 1,6% tổng số bị cáo phạm tội (157/9791 bị cáo). Cũng trong khoảng thời gian trên so với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người thì số vụ phạm tội mua bán người chiếm khoảng 11,1% (54/488 vụ), số bị cáo chiếm khoảng 15% (157/1045 bị cáo). Nhìn chung so với tổng số các vụ phạm tội nói chung và với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm con người thì tội mua bán người chiếm tỷ lệ không lớn nhưng cũng vẫn đáng báo động vì số vụ và số bị cáo tăng lên hàng năm.

Bảng 2.9: So sánh số vụ mua bán người trên địa bàn Hà Nội với số vụ mua bán người trên toàn quốc trong 5 năm (các năm 2009-2013)

Số vụ Năm Số vụ MBN Hà Nội Số vụ MBN Cả nước Tỷ lệ Hà Nội/cả nước(%) 2009 8 205 3,90% 2010 10 172 5,80% 2011 10 176 5,60% 2012 12 196 6,12% 2013 14 198 7,00% Tổng 54 947 5,70%

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Từ số liệu thống kê trên có thể thấy trong 5 năm (Các năm 2009 - 2013) số vụ phạm tội mua bán người trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ lệ khác cao so với cả nước, khoảng 5,7% (54/974 vụ).

Bảng 2.10: So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội mua bán người với số vụ và số bị cáo phạm tội mua bán trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội

trong 5 năm (các năm 2009 - 2013)

Năm Số vụ vụMBN,TE Tổng số (3) Tỷ lệ (1) so với (3) Số người phạm tội Tổng số người PT MBN,TE (6) Tỷ lệ (4) so với (6) MBN (1) MBTE (2) MBN (4) MBTE (5) 2009 7 1 8 87,5% 15 5 20 75,0% 2010 8 2 10 80,0% 32 7 39 82,0% 2011 7 3 10 70,0% 11 9 20 55,0% 2012 11 1 12 91,6% 54 3 57 94,7% 2013 11 3 14 78,5% 16 5 21 76,2% Tổng số 44 10 54 81,4% 126 29 157 80,0%

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Qua phân tích, so sánh cho thấy: trên địa bàn Hà Nội số vụ mua bán người diễn ra phức tạp hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với số vụ mua bán

trẻ em. Trong khoảng thời gian 5 năm (Các năm 2009 – 2013) số vụ mua bán người nhiều gấp 4,1 lần số vụ và 4 lần số bị cáo.

Bảng 2.11: Tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hình thức phạm tội trong 5 năm (các năm 2009 – 2013)

Tổng số vụ Hình thức phạm tội

Phạm tội đơn lẻ Đồng phạm

54 18 vụ (33,3%) 36 vụ(66,7%)

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Qua nghiên cứu 54 vụ án được đưa ra xét xử về tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 có 36 vụ phạm tội dưới hình thức đồng phạm chiếm 66,7%, còn lại 18 vụ phạm tội riêng lẻ chiếm 32%. Như vậy, các vụ mua bán người thường có đồng phạm, sở dĩ có đặc điểm này vì tội mua bán người có những đặc thù khác với các tội phạm khác, được thực hiện thành nhiều giai đoạn khác nhau vì thế họ thường câu kết nhau thành một đường dây với nhiều mắt xích từ khâu “tìm kiếm” đến khâu “vận chuyển” cuối cùng là tìm nơi “tiêu thụ”, các đối tượng thường có sự quen biết và thỏa thuận với nhau từ trước. Ví dụ: vụ án Hoàng Văn Phương rủ Nguyễn Thị D sang Long Biên chơi rồi giao H cho Nguyễn Thị Hà là bạn với Phương để Hà đưa D lên Lạng Sơn mua sắm đồ. Trên đường đi Hà gọi điện cho Mai Thị Hồng báo đến thị trấn Đồng Đăng để đón D sang Trung Quốc bán. Sau khi nhận người, Hồng gọi Hoàng Văn Tăng và Lê Thanh Cương dẫn đường để Phương đưa D sang Trung Quốc, đưa đến nhà Kiểng- chồng của Mai Thị Hồng. Sau đó, chúng quay về Hà Nội tiếp tục rủ Nguyễn Thị B (em gái D) và Nguyễn Hồng Th lên Lạng Sơn chơi, Mai Thị Hồng lại thuê xe đưa B và Th lên cửa khẩu Tân Thanh, đã có Tăng và Cương đón sẵn để đưa vào nhà Kiểng ở Trung Quốc.

Bảng 2.12: Chế tài hình sự áp dụng đối với người phạm tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm (các năm 2009 - 2013)

Năm Hình phạt được Tòa án áp dụng Cảnh cáo Cải tạo không giam giữ Cho hưởng án treo Tù từ 3 năm trở xuống Tù từ 3 năm đến 7 năm Tù từ trên 7 năm đến 15 năm Tù từ trên 15 năm đến 20 năm Tổng hợn hình phạt từ 20 đến 30 năm, tù chung thân 2009 0 0 0 3 7 6 4 0 2010 0 0 0 8 15 11 5 0 2011 0 0 0 0 11 8 0 1 2012 0 0 0 4 12 23 18 0 2013 0 0 0 5 7 8 1 0 Tổng 0 0 0 20 52 56 27 1

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Trong 157 bị cáo bị đưa ra xét xử có 20 bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 3 năm trở xuống (12,7%), 52 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm (33,1%), 56 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm (35,7%), 27 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm (17,2%), 01 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù chung thân (1,3%). Như vậy, mức hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và từ trên 7 năm đến 15 năm là mức phạt phổ biến mà Tòa áp dụng trong 5 năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Những số liệu thống kê trên mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng của tình hình tội phạm mua bán người bị xử lý hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm (các năm 2009 – 2013) (tội phạm rõ). Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng tội phạm mua bán người đã xảy ra nhưng vì lý do nào đó chưa bị phát hiện xử lý. Chúng ta không thể xác định chính xác được số lượng tội phạm ẩn mà chỉ có thể tiếp cận đến mức độ nhất định. Mua bán người được đánh giá là tội phạm có tỷ lệ ẩn khá cao, lý do ẩn quan trọng

nhất là từ phía người bị hại. Với tâm lý mặc cảm, tự ti không muốn dư luận biết việc mình bị bán vào các ổ mại dâm, bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, bóc lột lao động, muốn bảo vệ nhân phẩm và danh dự của bản thân cũng như của gia đình, bảo vệ cuộc sống của mình sau này nên nhiều nạn nhân đã giữ kín chuyện mình trở thành nạn nhân của bọn buôn người, không tố giác tội phạm, Nhiều người bị hại trở về nhưng họ không khai báo, tố giác tội phạm vì lý do họ sợ bị trả thù, bản thân và cả những thành viên trong gia đình họ cũng bị bọn tội phạm đe dọa, khống chế. Tâm lý hoài nghi, không tin vào các cơ quan pháp luật có thể tìm ra để xử lý người phạm tội trước pháp luật cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ẩn của tội này tăng cao, tội phạm càng khó bị phát hiện và xử lý kịp thời.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2011 trên địa bàn thành phố Hà Nội phát hiện 862 phụ nữ vắng mặt lâu ngày ở địa phương, trong đó bị buôn bán ra nước ngoài là 304 người, bị nghi bán ra nước ngoài là 187 người. Phát hiện khoảng 136 người bị buôn bán ra nước ngoài đã trở về Việt Nam nhưng chỉ có rất ít trường hợp sau đó nạn nhân đến tố giác tội phạm. Mặt khác, trong quá trình điều tra mặc dù xác định được người phạm tội nhưng nạn nhân vẫn không được giải cứu về cũng có nghĩa là không chứng minh được đối tượng phạm tội. Vì thế, có nhiều hành vi phạm tội đã không được đưa ra xét xử và nó nằm trong phần ẩn của tội phạm mua bán người. Do đó, nếu chỉ nhìn vào số liệu của cơ quan xét xử thì chưa thể thấy hết được thực trạng của tình hình tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 5 năm qua.

Tóm lại, để công tác xét xử tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt kết quả cao cần nghiên cứu toàn diện cả phần rõ và phần ẩn của tình hình tội phạm. Trước hết phải hướng vào việc hạn chế phần tội phạm ẩn và phải xem đây là một trong những mục tiêu trước mắt và lâu dài của cuộc

đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bởi tính nguy hiểm của tội phạm ẩn rất lớn, nhiều trường hợp kẻ phạm tội không bị phát hiện và xử lý đã tạo tâm lý coi thường pháp luật, tạo điều kiện cho kẻ phạm tội có cơ hội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào các cơ quan thi hành pháp luật. Do vậy, tìm hiểu một cách nghiêm túc, toàn diện về tình hình tội phạm ẩn trên địa bàn sẽ có phương pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)