Các nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 61 - 84)

Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: “Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm là nghiên cứu các yếu tố bên trong người phạm tội, nghiên cứu các yếu tố bên ngoài của môi trường sống và nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các yếu tố này” [15, tr74].

Tình hình tội phạm nói chung và mua bán người nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lưu ý một số nguyên nhân sau đây:

2.2.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ những bất cập của các quy định pháp luật

pháp lý để đấu tranh đối với tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, trước diễn biến có chiều hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng của loại tội phạm này, hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống mua bán người đã bộc lộ một số bất cập, thiếu sót, làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống loại tội phạm này. Có thể nêu một số hạn chế, bất cập sau đây:

Thứ nhất, trong Bộ luật hình sự được bổ sung, sửa đổi năm 2009 chỉ quy định hai tội danh là tội mua bán người (Điều 119) và tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (Điều 120). Điều 119 đã được sửa đổi theo hướng bổ sung đối tượng của tội phạm là nam giới từ đủ 16 tuổi trở lên (sửa tên điều luật từ “Tội mua bán phụ nữ” thành “Tội mua bán người” và thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, còn cấu thành tội phạm về cơ bản vẫn giữ nguyên. Việc sửa đổi như vậy chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm mua bán người và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh ngày 29/12/2011, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em năm 2000 của Liên hợp quốc. Vì thế, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Điều 119, Điều 120 là rất cần thiết nhằm khắc phục những khiếm khuyết nội tại của hai điều luật này, đồng thời để bảo đảm tính tương thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Khi so sánh về tội phạm mua bán người của Việt Nam và tội phạm buôn bán người tại Điều 3 Nghị định thư về chống buôn bán người cho thấy yếu tố cấu thành của tội mua bán người và mua bán trẻ em trong Bộ luật hình sự còn nhiều bất cập. Cụ thể:

Chúng ta chỉ quy định về hành vi “mua bán”, chưa có quy định về các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp (che giấu), tiếp nhận người. Quy định như vậy có thể dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc

phát hiện, điều tra và xử lý loại tội phạm này, trong nhiều trường hợp dẫn đến bỏ lọt tội phạm, vì việc tìm ra các chứng cứ để chứng minh đối tượng có hành vi “mua” và “bán” (dùng tiền hay lợi ích vật chất khác để đổi lấy người) không phải dễ dàng. Nhiều nạn nhân bị bắt cóc, lừa gạt, mua đi bán lại nhiều lần nhưng ngay bản thân nạn nhân cũng ít khi biết được là mình đã bị bán với giá bao nhiều tiền. Có một số trường hợp, cơ quan điều tra giải cứu được nạn nhân khỏi cơ sở mại dâm, nạn nhân khai đã bị bắt cóc và bị đưa sang một cơ sở mại dâm bên kia biên giới và bị buộc phải bán dâm (tức là có dấu hiệu của hành vi tuyển mộ, vận chuyển, bóc lột nạn nhân), nhưng vì không có bằng chứng chứng minh việc trao người - nhận tiền nên không xử lý được về tội mua bán người hoặc chỉ có thể xử lý về một số tội khác cơ mức hình phạt nhẹ hơn tội mua bán người như chứa mại dâm, bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật…

Điều 119 Bộ luật hình sự Việt Nam không quy định thủ đoạn, phương thức mà bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, trong khi đây chính là những yếu tố quan trọng giúp phân biệt giữa hành vi mua bán người với một số hành vi pháp luật hình sự khác như môi giới mại dâm, chứa mại dâm, tổ chức trốn cho người khác đi nước ngoài… hay để phân biệt với một số hành vi không bị coi là tội phạm như môi giới lao động, môi giới kết hôn, môi giới nhận nuôi con nuôi… Giữa các hành vi này có nhiều điểm khá tương đồng, đều là chuyển giao người để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Bên cạnh đó, việc không quy định thủ đoạn, phương thức phạm tội khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất khi xử lý những trường hợp mua bán người mà đối tượng được mua bán hoàn toàn tự nguyện. Ví dụ: Một cô gái muốn lấy chồng Hàn Quốc nên đã đồng ý để người môi giới đưa sang Hàn Quốc kết hôn, người môi giới và bố mẹ cô gái đều được người đàn ông Hàn Quốc trả một khoản tiền. Trong trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất về việc có nên xử lý về tội mua bán người hay không.

Yếu tố để phân biệt Tội mua bán người (Điều 119) và Tội mua bán trẻ em (Điều 120) là sự khác biệt về độ tuổi của nạn nhân bị mua bán, đó là hai trường hợp từ đủ 16 tuổi trở lên (người lớn) và dưới 16 tuổi (trẻ em). Cách phân biệt này chưa phù hợp với pháp luật quốc tế vì theo pháp luật quốc tế độ tuổi nạn nhân để phân biệt buôn bán người và buôn bán trẻ em là từ đủ 18 tuổi trở lên (người lớn) và dưới 18 tuổi (trẻ em).

Khác với pháp luật quốc tế, Điều 119 Bộ luật hình sự không quy định mục đích “bóc lột” là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Trong khi đây chính là yếu tố lột tả bản chất nguy hiểm của tội buôn bán người với tính chất là loại tội phạm nhằm vào con người, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự và quyền tự do của con người. Mục đích mà bọn tội phạm hướng tới khi thực hiện loại tội phạm này không chỉ là khoản tiền hay lợi ích vật chất thu được từ việc mua bán người mà còn cả những lợi ích lớn và lâu dài thu được từ việc bóc lột nạn nhân như bóc lột mại dâm, lấy các bộ phận cơ thể, cưỡng bức lao động… Mặt khác, mục đích “bóc lột” còn là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội phạm mua bán người với một số tội khác như tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Trong thực tế điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian qua cũng có những trường hợp môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho nhận con nuôi, môi giới lao động, về hình thức thì hoàn toàn đủ dấu hiệu cấu thành của Điều 119 Bộ luật hình sự nhưng nạn nhân trong một số trường hợp này không bị thiệt hại gì về vật chất và tinh thần mà còn có cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn trước. Đối với những trường hợp người bị mua bán không bị bóc lột như vậy thì xử lý về tội mua bán người hay mua bán trẻ em thì có phần khiên cưỡng và không phục vụ được mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm.

phạm khác (như buôn lậu hay ma túy) vì thế nó chưa đủ sức răn đe tội phạm. Về hình phạt bổ sung, điều luật chỉ quy định phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. So với các vụ án lớn, xuyên quốc gia số tiền này phạt là quá thấp, không còn phù hợp. Vì vậy, để xử lý nghiêm hành vi mua bán người cần quy định, thêm một số hình phạt bổ sung.

Thứ ba, quy định về bảo vệ người bị hại và người làm chứng trong Bộ luật tố tong hình sự năm 2003 mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc. Tuy luật Phòng, chống mua bán người đã có mục về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và nhân chứng (Điều 29 đến Điều 40) nhưng vẫn còn chung chung chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể nên việc áp dụng vẫn còn gặp nhiều lúng túng. Dẫn đến tình trạng nạn nhân không dám khai báo về hành vi phạm tội của các đối tượng phạm tội. Do đó, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình điều tra làm rõ tội phạm.

Thứ tư, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật dân sự cũng đã có những quy định xử lý những hành vi liên quan đến mua bán người chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại những tổn thất cho nạn nhân của tội phạm này, song một số quy định còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Đây cũng là vấn đề cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi để nâng cao tính hiệu quả của các chế tài hành chính, dân sự đối với các hành vi liên quan đến mua bán người.

Thứ năm, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân bị mua bán chưa có quy định riêng biệt. Hiện tại chỉ có văn bản pháp lý hồi hương công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép không được nước ngoài cho cư trú là Chỉ thị số 747-TTg ngày 15/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, văn bản này hầu như không được áp dụng cho việc nạn nhân hồi hương mà áp dụng cho đối tượng di cư trái phép. Hiện nay, cũng chưa có quy định riêng về việc tái hòa nhập cộng

đồng của các nạn nhân mà chủ yếu được quy định lẻ tẻ trong một số văn bản như: Luật phòng, chống mua bán người 2011, Luật bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; Chỉ thị số 766/TTg ngày 17/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010…

Ngoài ra, các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền con người và phòng ngừa sự phát sinh các nguyên nhân dẫn đến tội phạm mua bán người trong các văn bản từ Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân… vẫn còn chung chung, thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, cần thiết phải bổ sung, có văn bản hướng dẫn cụ thể hóa để việc áp dụng đạt hiệu quả, thống nhất. Bên cạnh đó, vẫn còn một số kẽ hở, thiếu sót trong một số lĩnh vực pháp luật như lĩnh vực kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi người nước ngoài, sử dụng lao động, xuất khẩu lao động… cần khắc phục để ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến tội phạm mua bán người.

2.2.2.2. Nguyên nhân thuộc về nhận thức và công tác tuyên truyền pháp luật

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội mua bán người nói riêng, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật đồng thời tăng tính tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật của người dân.

Qua nghiên cứu cho thấy người phạm tội mua bán người phần lớn có trình độ văn hóa thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Tỷ lệ người phạm tội chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm hơn 90% trong tổng số người phạm tội, đa số bỏ học giữa chừng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề việc làm cũng như nhận thức và hành động của người phạm tội.

Nạn nhân của tội mua bán người phần đông còn thiếu hiểu biết pháp luật, hiểu biết xã hội. Họ chủ yếu là những học sinh - sinh viên còn nhỏ tuổi, đang đi học, thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình nên họ dễ bị lừa gạt, dụ dỗ, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Một bộ phận khác do không được đi học, trình độ học vấn thấp, nhận thức của họ rất hạn chế, dễ bị lừa gạt, dễ tin theo những lời dụ dỗ của bọn buôn người. Qua công tác đấu tranh triệt phá các ổ nhóm mua bán người trên địa bàn Thủ đô trong năm 2011 cho thấy tội phạm mua bán người chủ yếu tập trung vào nhóm nạn nhân là nữ giới, ở độ tuổi từ 18 đến 25, đa số đều là người ngoại tỉnh (18 người =75%), có trình độ văn hóa và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp (có 02 trường hợp là sinh viên).Do vậy, để hạn chế, ngăn ngừa hành vi phạm tội phải nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.

Tuy nhiên, công tác truyền thông chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng mà chỉ mới dừng lại ở một số địa bàn trọng điểm vào các đợt cao điểm, đôi lúc còn dàn trải, chưa lồng ghép với thực hiện chương trình kinh tế, xã hội ở địa phương, chưa chú ý phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống mua bán người. Đội ngũ tuyên truyền viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thiếu về số lượng, kỹ năng hạn chế, hoạt động không thường xuyên, liên tục nên việc tuyên truyền pháp luật chưa đạt được hiệu quả cao. Vẫn còn tồn tại việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật mang tính hình thức, chưa vận động được quần chúng nhân dân tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân là trách nhiệm chung của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội nhưng vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được phát huy đúng mức nhất là ở các

khu dân cư. Hoạt động tuyên truyền chưa thực sự chú ý đến công tác giáo dục, cảm hóa những nhóm thanh niên chậm tiến, đã có tiền án, tiền sự. Đây là những nhóm đối tượng mà sự hiểu biết pháp luật của họ rất hạn chế, sông buông thả, bất cần và rất dễ thực hiện hành vi phạm tội. Đối với những người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt trở về, công tác giáo dục tư tưởng và ý thức pháp luật cũng rất quan trọng. Với tâm lý mặc cảm, tự ti nên họ rất cần được sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, gia đình và xã hội để tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế họ thường bị xa lánh, coi thường, định kiến của xã hội với họ rất khó thay đổi nên họ rất khó để xin được một việc làm mới có thu nhập ổn định cuộc sống. Đây là nguy cơ khiến cho tỷ lệ người phạm tội tái phạm, tái phạm nguy hiểm rất cao. Do đó, một mặt cần giáo dục tư tưởng và ý thức pháp luật cho những người phạm tội trở về, mặt khác cần tuyên truyền, vận động quần chúng có thái độ cởi mở, giúp đỡ, động viên để họ hòa nhập cộng đồng.

Tóm lại, để hạn chế, ngăn ngừa những hành vi phạm tội nói chung và tội mua bán người nói riêng, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân là điều rất cần thiết. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, hoạt động mà trong những năm qua không phải lúc nào cũng được coi trọng.

2.2.2.3. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã giúp Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội. Những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội đã làm thay đổi hẳn diện mạo của nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 61 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)