Giải pháp về văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 96 - 100)

Văn hóa - giáo dục là hai lĩnh vực tác động trực tiếp và thường xuyên vào các chuẩn mực đạo đức, những giá trị tốt đẹp của nhân loại, là yếu tố xây dựng nên môi trường xã hội lành mạnh, trong sạch, tương thân tương ái, mọi người tôn trọng pháp luật, giúp đỡ, đùm học lẫn nhau, xây dựng cộng đồng đoàn kết để ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và tội mua bán người nói riêng.

Trên lĩnh vực văn hóa, cần cung cấp thông tin về tội phạm mua bán người dưới hình thức: sách báo, tạp chí, phim ảnh… để mọi người có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tệ nạn này, các thủ đoạn mà bọn mua bán người thường sử dụng, nguy cơ trở thành nạn nhân và hậu quả do mua bán

người gây ra. Từ đó, họ có thể phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân mình và tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với bọn buôn người.

Cần có một chính sách nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đặc biệt tầng lớp thanh niên, như các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao phù hợp để thu hút họ trong thời gian nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu của thanh niên.

Tăng cường quản lý các loại văn hóa phẩm, phát hiện, tiêu hủy các loại văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực. Nghiêm trị những kẻ tàng trữ lưu truyền văn hóa đồi trụy, bạo lực, gây kích động mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần giáo dục, tuyên truyền để tạo ra dư luận xã hội, ủng hộ các hoạt động chân chính và lên án các loại văn hóa độc hại.

Đối với công tác giáo dục, trước hết là từ phía gia đình bởi gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Muốn giáo dục con cái thì ông bà, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con cái noi theo, giáo dục con cái sống có nề nếp, tôn trọng đạo đức, tôn trọng pháp luật. Các bậc phụ huynh cần thường xuyên trao đổi thông tin với nhà trường, bàn bè để có phương pháp giáo dục con cái thật tốt. Hạn chế việc phó mặc trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường. Ngoài ra, bố mẹ cần quan tâm đến đời sống tâm lý, việc kết bạn, vui chơi của các con khắc phục tình trạng con cái bỏ học, chơi bời tụ tập, bị bạn bè rủ rê lôi kéo mà các bậc phụ huynh không hay biết. Chính vì vậy, các gia đình cần củng cố và phát huy vai trò của mình với vấn đề giáo dục và chăm sóc con cái, nếu không muốn con cái của mình trở thành những kẻ phạm pháp hoặc thậm chí trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

hạnh phúc bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con cái, tránh làm chúng bị tổn thương hay tạo cho chúng tâm lý sống buông thả, bất cần sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của chúng sau này và có thể đi vào con đường phạm pháp hay có nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Do đó, cần có những giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn, ly thân. Hiện nay, Nhà nước đã có những quy định về ly hôn, ly dị. Ly hôn, ly dị chỉ khi cả vợ, cả chồng đều đồng ý phải có lý do chính đáng. Việc quan hệ “bồ bịch” cần phải lên án mạnh mẽ và phải có biện pháp xử lý thích đáng phù hợp. Để xây dựng gia đình hạnh phúc ngoài sự nỗ lực của chính mỗi gia đình còn cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền ở địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể. Việc tiếp tục phát động các phong trào như: “Gia đình văn hóa”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”… ở từng khu phố, xã, phường sẽ giúp cho mỗi gia đình luôn cố gắng phấn đấu xây dựng gia đình hạnh phúc. Để phòng ngừa tội phạm mua bán người, các thành viên trong gia đình cũng cần thường xuyên trao đổi thông tin về thủ đoạn của tội phạm mua bán người. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hình thức tư vấn pháp lý, tư vấn giáo dục gia đình.

Đối với công tác giáo dục từ phía nhà trường, trước hết cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Các thầy cô không chỉ thực hiện giảng dạy mà cần thường xuyên liên lạc với gia đình để thấu hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý của từng em. Từ đó kịp thời phát hiện trước những thay đổi, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai trái, vi phạm của các em.

Để hạn chế xảy ra hiện tượng học sinh chán học, bỏ học, ngành giáo dục cần có biện pháp giảm tải chương trình học, lồng ghép vào đó những

chương trình học ngoại khóa tạo không khí thỏa mái cho học sinh. Mỗi thầy có giáo đều thật sự là tấm gương tốt cho học sinh, sinh viên noi theo. Ngoài chương trình giáo dục chung, nhà trường cần dạy cho các em kỹ năng sống. Để thực hiện được điều này cần đưa chương trình giáo dục pháp luật vào dạy cho các em, giúp các em “Sống và làm việc theo Hiến pháp và phát luật”. Đặc biệt, ngành giáo dục cần biên soạn nội dung pháp luật về phòng ngừa tội mua bán người đưa vào giảng dạy từ bậc Trung học cơ sở giúp các em tích lũy được kiến thức cơ bản về tội phạm mua bán người, biết cách tự bảo vệ mình tránh trường hợp các em phạm tội hoặc trở thành nạn nhân của tội phạm này. Đồng thời, cần rèn luyện cho các em kỹ năng sống vui, khỏe, sống có ích, tham gia tích cực các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao do nhà trường phát động để hoàn thiện nhân cách của các em.

Bên cạnh việc giáo dục nhân cách trong nhà trường, việc nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, ý thức pháp luật trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung để xây dựng, tạo dư luận rộng rái lên án mạnh mẽ tội phạm mua bán người cũng là biện pháp quan trọng.

Ngoài ra, công tác giáo dục phải được thực hiện trên diện rộng, tăng cường giáo dục với những đối tượng có khả năng, điều kiện phạm tội đó là những đối tượng lang thang, có tiền án, tiền sự… Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập…” [27, Điều 10]. Do đó, Nhà nước ta cần có sự đầu tư hơn cho giáo dục, để ngành giáo dục có điều kiện phân loại và tổ chức các chương trình giáo dục phù hợp với từng đối tượng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 96 - 100)