Giải pháp nâng cao hiệu quả của các cơ quan thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 100 - 106)

luật và hợp tác quốc tế

Thứ nhất, nâng cao công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ. Bộ công an cần chỉ đạo, hướng dẫn Công an các tỉnh, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền về thủ đoạn của tội phạm mua bán người. Tham mưu cho UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân tham gia các mặt công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Từ đó nâng cao ý thức cảnh giác, tự phòng ngừa và chủ động phát hiện, tố giác tội phạm. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác các đối tượng có hành vi mua bán người.Thiết lập nhiều hòm thư tố giác tội phạm hoặc cung cấp số điện thoại đường dây nóng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân kịp thời tốc giác tội phạm.Xây dựng quy trình tiếp nhận, xử lý, lưu giữ tin báo, tin tố giác tội phạm của quần chúng một cách thống nhất, khoa học, bên cạnh đó phải nâng cao trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận tin báo ban đầu về tội phạm.Sau khi tiếp nhận thông tin cần báo cáo thông tin thu được, đồng thời tiến hành xác minh nhằm xác định thông tin thu được có chính xác không để quyết định hướng xử lý thích hợp. Việc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với loại tội phạm này không chỉ giúp cơ quan công an triệt tiêu những mầm mống tội phạm mà còn đem lại niềm tin cho nhân dân. Đối với cá nhân, tổ chức cung cấp tin báo tội phạm có giá trị giúp cơ quan công an nhanh chóng điều tra, khám phá những vụ án mua bán người cần có chính sách khen thưởng kịp thời để khích lệ quần chúng nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm. Đồng thời, phải có cơ chế bảo vệ bí mật và sự an toàn cho người tố giác.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác điều tra. Cơ quan công an phải thường xuyên sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để nghiên cứu, nắm

vững tình hình, diễn biến và địa bàn hoạt động của tội phạm để tham mưu và có biện pháp đấu tranh đạt hiệu quả cao.

Cơ quan điều tra cần phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Toà án nhân dân trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm. Tổ chức đưa ra xét xử lưu động một số vụ án về mua bán người để tuyên truyền, răn đe tội phạm.

Tổ chức điều tra, rà soát số phụ nữ, trẻ em bị mua bán ra nước ngoài hồi hương tái hoà nhập cộng đồng và số đối tượng có liên quan, xác định các tuyến giao thông đường bộ, tuyến đường sắt, tuyến hàng không và các địa bàn trọng điểm về tội phạm mua bán người, lập kế hoạch tăng cường các hoạt động công tác nghiệp vụ nhằm phát hiện ổ nhóm, đường dây tội phạm từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

Tổ chức điều tra cơ bản, rà soát toàn bộ các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm môi giới kết hôn với người nước ngoài, trung tâm giới thiệu việc làm, để có kế hoạch phối hợp ngành chức năng quản lý chặt chẽ các hoạt động, không để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động mua bán người ra nước ngoài.

Rà soát, lập danh sách các đối tượng đã có tiền án tiền sự về tội mua bán người, đối tượng có khả năng, điều kiện phạm tội mua bán người để thường xuyên giáo dục và có kế hoạch theo dõi, quản lý.

Phối hợp chặt chẽ giữa công an các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, Việt Nam - Camphuchia trong việc trao đổi thông tin phát hiện đối tượng và nạn nhân bị mua bán để tập trung xác minh giải quyết.

Tổ chức lực lượng tuần tra, mật phục, kiểm tra hành chính tại các tuyến, địa bàn trọng điểm (cửa khẩu, bến tàu, bến xe, nhà ga, nhà nghỉ, quán trọ…) nhằm phát hiện, bắt giữ, ngăn chặn kịp thời tội phạm mua bán người.

Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ, chủ động đầu tư phương tiện, nâng cao trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động điều

tra. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác với công an các nước trong khu vực và trên thế giới, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ đó nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm. Phát huy vai trò của Văn phòng Interpol Việt Nam trong việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm nói chung và tội mua bán người nói riêng.

Thứ ba, nâng cao vai trò của Viện kiểm sát, Tòa án trong hoạt động truy tố, xét xử. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm, Viện kiểm sát, Tòa án cần chú ý thực hiện tốt những biện pháp sau:

Tổ chức rà soát các vụ án về tội mua bán người đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử để truy tố đúng thời hạn tránh tình trạng kéo dài vụ án.

Trong công tác xét xử, thẩm phán cần nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án để đánh giá đúng tính chất, mức độ lỗi, đánh giá đúng hành vi phạm tội, tội danh, hậu quả để đề nghị mức hình phạt chính xác, nghiêm minh. Việc Tòa án áp dụng hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo sẽ có tác dụng ngăn chặn tội phạm đồng thời răn đe đối với các đối tượng khác có ý định phạm tội.

Phối hợp liên ngành để điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời, chính xác kể cả đưa ra xét xử lưu động trong một số trường hợp cần thiết nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, thông quan đó phổ biến những thủ đoạn tội mới, tuyên truyền cho nhân dân ý thức cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Cần có kế hoạch đào tạo cơ bản, cụ thể nhằm tạo nguồn cho nhu cầu của ngành trong từng giai đoạn khác nhau, tránh tình trạng bổ nhiệm ồ ạt, ảnh hưởng đến năng lực, hiệu quả công tác của thẩm phán. Bên cạnh đó, các thẩm phán cũng cần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của công việc.

giữ, cải tạo đối tượng phạm tội. Trong quá trình cải tạo, giáo dục phạm nhân tại các trại giam cần giáo dục pháp luật để các đối tượng này nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật. Giúp họ cải tạo tốt, tạo điều kiện dạy cho họ cho nghề thông dụng để khi ra trại họ có thể lao động kiếm sống không có tư tưởng tái phạm.

Thứ năm, cần tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh “nhạy cảm” như nhà hàng, khách sạn, quán trọ, quán bar, kraoke, quán cafe … Đây là các nơi thường tụ tập xuất hiện tệ nạn mại dâm - tác nhân chủ yếu thúc đẩy sự gia tăng của tội phạm mua bán người. Nhiều phụ nữ, trẻ em bị bọn buôn người dụ dỗ lên thành phố tìm việc làm đã bị chúng lừa gạt, ép buộc và cuối cùng là bán họ cho các chủ chứa vì mục đích bóc lột tình dục, hoạt động mại dâm. Do đó, để hạn chế tội mua bán người thì điều kiện thiết yếu quan trọng là cần có những biện pháp quản lý cụ thể, kịp thời như: có quy định, quy chế chặt chẽ và nghiêm khắc hơn trong việc đăng ký kinh doanh các ngành nghề “nhạy cảm”, các điều kiện hoạt động kinh danh, các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y có tính chất khiêu dâm, các cơ sở kinh doanh phải có cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tệ nạn mại dâm, sử dụng ma túy, thuốc lắc tại cơ sở. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Tránh để xảy ra tình trạng các tụ điểm mại dâm hoạt động trá hình trong một thời gian dài mà không bị kiểm tra, phát hiện. Hiện nay, các chế tài xử phạt đối với nhiều trường hợp vi phạm chỉ dừng ở việc xử phạt hành chính hay phạt tiền ở mức thấp, rất ít cơ sở kinh doanh bị đình chỉ và thu hồi giấy phép kinh doanh nên chưa đủ sức răn đe.Vì vậy, cần có những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý các cơ sở vi phạm. Đồng thời, tổ chức phối hợp liên ngành (Lao động thương binh và

xã hội, công an, văn hóa-thông tin, y tế…) trong công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh để phòng, chống buôn bán người vì mục đích trá hình” thanh tra lao động, tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng lao động, điều kiện lao động, độ tuổi lao động, sức khỏe người lao động hay việc thực hiện điều kiện về an ninh, trật tự…

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú. Nhà nước cần quy định chặt chẽ về việc quản lý đăng ký hộ khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, thường xuyên kiểm tra, ra soát công tác đăng ký thường trú, tạm trú đảm bảo thống nhất, kịp thời, giảm thiểu mọi thủ tục và thời gian, niêm yết công khai thủ tục và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân đăng ký hộ khẩu. Tổ chức các điểm đăng ký, khai báo tạm trú ở địa bàn dân cư.

Tăng cường công tác quản lý cư trú đối với những người dân di cư từ nơi khác đến, hạn chế số người nhập cư bất hợp pháp. Quản lý tốt các đối tượng tạm trú, tạm vắng, từ đó có thể phát hiện các đội tượng phạm tội hoặc đối tượng truy nã trốn ở khu dân cư phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mỗi địa phương, mỗi khu dân cư cần lập danh sách, thu thập đầy đủ thông tin về các đối tượng đã có tiền án, tiền sự, các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn để theo dõi, quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp đối với những trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác quản lý, khai báo tạm trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ, các khu nhà cho sinh viên thuê, khu xóm liều… thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện những trường hợp vi phạm để kịp thời xử lý.

Quản lý chặt chẽ việc cấp hộ chiếu, thị thực cho người ra nước ngoài vì đây là lĩnh vực được những đối tượng phạm tội sử dung để đưa người ra nước ngoài một cách trá hình.

Bên cạnh đó, để góp phần đẩy lùi tội phạm mua bán người cần tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, tăng cường quản

lý, giám sát các khu vực biên giới, tuyến biên giới, nhất là tuyến biên giới Việt - Trung và tuyến biên giới Tây Nam. Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường quản lý và có chính sách thích hợp về du lịch và đề phòng sự lợi dụng con đường du lịch, hôn nhân, xuất khẩu lao động, người nước ngoài nhận con nuôi… để mua bán người.

Chương VI của Luật Phòng, chống mua bán người gồm 12 điều (Từ Điều 41 đến Điều 52) quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong phòng, chống mua bán người và quy định về trách nhiệm của Chính phủ, của một số Bộ và địa phương trong phòng, chống mua bán người. Luật giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người. Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người và giữ vai trò chủ trì trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người. Bộ Quốc phòng chủ trì công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo và trên biển. Bộ lao động - Thương binh và xã hội chủ trì trong công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của một số bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người, đặc biệt là các Bộ quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực nhạy cảm, dễ có nguy cơ bị lợi dụng để mua bán người như: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Song song với việc khắc phục những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chúng ta cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực về phòng, chống tội phạm mua bán người. Việc hợp tác quốc tế đòi hỏi chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như: ký kết các văn bản pháp lý phục vụ cho công tác điều tra, xác minh, dẫn độ tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân trở về, duy trì đường dây nóng với nước bạn để kịp

thời tiếp nhận những thông tin phục vụ công tác điều tra… Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần xúc tiến việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận, ghi nhớ song phương, đa phương về vấn đề này với các nước, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới và các nước trong tiểu khu vực sông Mê Kông.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam (Trang 100 - 106)