trọng. Bởi nó tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân. Muốn vậy phải làm tốt các mặt sau:
Phát huy hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Công tác tuyên truyền pháp luật cần hướng đến việc giáo dục cho người dân về tác hại của việc mua bán người, những thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của bọn tội phạm, Qua đó nêu cao ý thức cảnh giác, đề phòng và tích cực phát hiện, kịp thời tố giác các trường hợp nghi vấn phạm tội trên địa bàn dân cư của mình. Nâng cao ý thức cảnh giác của công dân với các hành vi phạm tội, nâng cao ý thức pháp luật, ý thức tham gia phòng chống tội phạm mua bán người của công dân.
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào các địa bàn thường xảy ra tội phạm, chú trọng đến các đối tượng có tiền án tiền sự, các đối tượng lang thang, không có việc làm… Vì đây là các đối tượng có khả năng phạm tội cao, chậm tiến, thường bị cộng đồng lên án, xa lánh. Do đó, hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần tiến hàng thường xuyên trong thời gian dài.
Cần tuyên truyền về những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân dân Việt Nam: sống có tình có nghĩa, yêu thương còn người, có đạo đức trong sáng. Việc tuyên truyền này giúp cho mỗi người dân Việt Nam tăng thêm tình yêu thường đồng loại, sống lành mạnh, không làm những việc trái lương tâm, đạo đức con người. Đối tượng tuyên truyền là tất cả mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cần tăng cường biện pháp này đối với các phạm nhân đang thi hành án về tội mua bán người trong các trại giam. Những hoạt đông tuyên truyền, giáo dục này sẽ giúp cho các phạm nhân hiểu ra những lỗi lầm để sửa chữa và khi chấp hành xong hình phạt trở về với cộng đồng họ sẽ không tái phạm tội. Đồng thời, giúp cho mỗi người rèn luyện cho mình một nhân cách tốt, hạn chế được tội phạm.
Ngoài ra, cần tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.Nạn nhân là người đáng thương, cần sự chung tay giúp đỡ của cộng
đồng. Mọi người cần quan tâm giúp đỡ, thông cảm chia sẻ với những khó khăn về vật chất và đau khổ về tinh thần mà các nạn nhân phải gánh chịu. Hội phụ nữ xã, phường cần thống kê danh sách đề nghị chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ về mọi mặt cho nạn nhân khi trở về địa phương được sớm ổn định cuộc sống, có chỗ ở, có việc làm, con cái được đi học, tránh hiện tượng nạn nhân đã trở về không được chính quyền quan tâm, giúp đỡ, bị kỳ thị, phân biệt đối xử mà tái trở thành nạn nhân hoặc trở thành người phạm tội.
Trong công tác tuyên truyền pháp luật cần không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh để tạo nên sự phong phú, đa dạng, dễ hiểu dễ làm theo. Lồng ghép những buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật với các hoạt động giải trí, cuộc thi tìm hiểu pháp luật để nâng cao tính tích cực tham gia của quần chúng nhân dân. Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau: trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, tuyên truyền quan các băng rôn, khẩu hiệu… Tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức trợ giúp pháp lý, mở rộng mạng lưới, các điểm trợ giúp và cộng tác viên cơ sở, tư vấn miễn phí, giải đáp những thắc mắc trong nhân dân để đông đảo người dân hiểu được hậu quả và tác hại của mua bán người. Tuyên truyền thông quan việc phát hành các tài liệu pháp luật rồi phát miễn phí cho người dân, đặc biệt ở các trường học, các khu dân cư hay những nơi tập trung đông người như: nhà ga, bến xe, chợ đầu mối…
Để những tuyên truyền đạt được hiệu quả thì tuyên truyền cần kết hợp nêu gương “Người tốt, việc tốt” trong việc tố giác tội phạm, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế cho thấy nhiều người do trình độ nhận thức hạn chế, ham vật chất đã phạm tội mua bán người. Tuy nhiên, sau khi được cải tạo, giáo dục họ đã nhận ra sai lầm để hoàn lương.
quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, đặc biệt là trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như công tác hỗ trợ nạn nhân.
Điều 17 Luật Phòng, chống mua bán người cũng đã quy định rõ trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi quyền hạn của mình tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi mua bán người và hành vi có liên quan đến mua bán người; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi mua bán người và hành vi có liên quan đến mua bán người; tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người; tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người [2, tr.48].
Tại Điều 18 Luật này cũng tiếp tục quy định trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng ngừa mua bán người như sau: Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người; Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống mua bán người ở cơ sở [2, tr.49].
Để thực hiện tốt điều này, chính quyền các cấp phải xây dựng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, cần thường xuyên nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên về
kiến thức, kỹ năng để họ tham gia tích cực mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tuyên truyền.